Danh mục
Ngữ văn 8 Tuần 31
Thích 0 bình luận
Tác giả: Trịnh Thị Thanh Tâm
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 11/04/21 20:41
Lượt xem: 2
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 10/4/2021 Tiết 117, 118 Ngày dạy: 4/2021 LỰA CHON TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU I. MỤC TIÊU: Hs tiếp tục nắm được 1. Kiến thức: Có một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, cụ thể: Khả năng thay đổi trật tự từ và hiệu quả diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. 2. Năng lực: HS có kĩ năng lựa chọn trật tự từ khi nói, viết.Năng lực lựa chọn trật tự từ đúng và hay. 3. Phẩm chất: HS có ý thức lựa chọn trật tự từ khi nói, viết phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: bảng phụ, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật dạy học thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài. Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động 1: Mở đầu -Nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác Hoạt động 3: Luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác Hoạt động 4 : Vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Tổ chức các hoạt động Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: ( 3 phút) 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về Lựa chọn trật tự từ trong câu 2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng 4. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv: nêu câu hỏi ? Nếu lập luận nêu lợi ích của việc đi bộ thì em sẽ chọn trình bày các dẫn chứng nào trc, dc nào sau? Vì sao em chọn cách đó? - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs - Dự kiến sản phẩm: + Đi bộ có rất nhiều lợi ích + Đi bộ giúp ta thư giãn, thích đi thì đi, thích dừng thì dừng + Đi bộ giúp ta có thời gian quan sát những thứ xung quanh nhiều hơn. Ta nhìn sang trái, ta nhìn sang phải, ta nhìn lên cao .... -> Đó là trình tự của hành động - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân. - GV dẫn dắt vào bài: Vậy vc sắp xếp ttt như vậy có đúng không ->chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay… * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng * Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung đánh giá - GV nhận xét đánh giá ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Vậy vc sắp xếp ttt như vậy có đúng không ->chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay… Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: Hs hiểu trật tự từ có nhiều cách sắp xếp, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: nêu yêu cầu 1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo cách nào để ý nghĩa cơ bản không thay đổi? 2. Vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như trong đoạn? 3. Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét? - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm việc cá nhân. - Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs - Dự kiến sản phẩm: 1. Có thể thay đổi: 2. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ. 3.Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một ngưòi hút nhiều xái cũ, gõ đầu……… 4. Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ…… 5. Bằng giọng khàn khàn của người hút …cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét….. 6. Bằng giọng khàn khàn của ….xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét. 7. Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng …..xái cũ, cai lệ thét. 2. - Việc lặp lại từ “roi” ở ngay đầu câu có tác dụng liên kết câu ấy với câu trước. - Từ “ thét” tạo sự liên kết với câu sau. - Việc mở đầu bằng cụm từ “gõ đầu roi xuống đất” nhấn mạnh vị thế xã hội và thái độ hung hãn của cai lệ. * Báo cáo kết quả: Hs trả lời * Đánh giá kết quả: - Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 1. Mục tiêu: Hs một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: nêu yêu cầu 1. Trật tự từ trong những câu in đậm thể hiện điều gì? 2. So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các VD trên? - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm việc cá nhân. - Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs - Dự kiến sản phẩm: 1.Trật tự từ trong những câu in đậm thể hiện: VDa: Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. VDb: “Cai lệ và người nhà Lí trưởng”: thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật. (Cai lệ có địa vị xã hội cao hơn người nhà Lí trưởng). - Phản ánh thứ tự xuất hiện của các nhân vật: cai lệ đi trước, người nhà Lí trưởng theo sau. * “Roi song, thước và dây thừng tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song, người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng. 2. - Thể hiện thứ tự của sự việc, hành động. - Thể hiện vị thế xã hội của nhân vật. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Tạo liên kết câu. - Tạo nhịp điệu cho câu. * Báo cáo kết quả: Hs trả lời * Đánh giá kết quả: - Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng I. Nhận xét chung. 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Trật tự từ là cách sắp xếp từ ngữ trong một câu. - Có nhiều cách sắp xếp trật tư từ trong một câu. - Mỗi cách có hiệu quả diễn đạt riêng. 3. Ghi nhớ: sgk II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. - Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật. - Phản ánh thứ tự xuất hiện của các nhân vật. - Liên kết với những câu khác trong đoạn văn. - Đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm. 3. Ghi nhớ: sgk HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP( 23 phút) 1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hội thoại để vận dụng. 2. Phương thức thực hiện: HĐ nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - HS tự đánh giá - HS đánh giá lẫn nhau - GV đánh giá HS 5. Tiến hành hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv: Bài tập sgk - HS: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm - Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs - Dự kiến sản phẩm: a, Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử. b, Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! Cụm từ “đẹp vô cùng” đặt trước hô ngữ “ Tổ quốc ta ơi!” để nhấn mạnh vẻ đẹp của đất nước mới được giải phóng. - Hò ô: đưa lên trước để bắt vần lưng với “sông Lô”: tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước; đồng thời đảm bảo cho câu thơ bắt vần với câu trước (ngạt, hát) -> Tạo ra sự hài hoà về ngữ âm cho khổ thơ. c. Lặp cụm từ “mật thám” và “đội con gái” tạo sự liên kết với câu đứng trước. * Báo cáo kết quả: - HS lần lượt báo cáo kết quả * Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: (2 phút) 1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. 2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - HS tự đánh giá - HS đánh giá lẫn nhau - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv: + Viết đv 4- 6 câu sd ttt ( đề tài tự chọn ) + Giải thích cách sắp xếp ttt - HS: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: trả lời - Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày. - Dự kiến sản phẩm: Đi bộ có lợi ích thật là to lớn đói với sức khỏe. Đi bộ giúp thư giãn cơ thể, lưu thông khí huyết, ăn ngon, ngủ ngon, giảm một số bệnh tật ... * Báo cáo kết quả: Hs trình bày * Đánh giá kết quả: + Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá + GV đánh giá câu trả lời của HS. -> GV chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: ( 1 phút) 1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học 2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, về nhà 3. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh 4. Phương án kiểm tra đánh giá - HS tự đánh giá - HS đánh giá lẫn nhau - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động : * Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv: Cho hai tình huống sau: Hãy sưu tầm 4 cách sắp xếp ttt trong vb văn hoặc thơ mà em biết - HS: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm bài - Giáo viên: chấm bài. - Dự kiến sản phẩm: bài làm của học sinh * Báo cáo kết quả: Hs nộp bài * Đánh giá kết quả: + Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá + GV đánh giá câu trả lời của HS. -> GV chốt kiến thức. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 10/4/2021 Ngày dạy: 4/2021 Bài 28. Tiết 119. Tập làm văn TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hs hiểu được tự sự và miêu tả là hai yếu tố cần thiết trong bài nghị luận. Vì chúng có khả năng giúp người nghe, người đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách rõ ràng. - Nắm được yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài NL. 2. Năng lực: HS có kĩ năng đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.Năng lực sử dụng yếu tố TS, MT trong VB nghị luận. 3. Phẩm chất:HS có ý thức dùng các yếu tố tự sự, miêu tả khi làm cài văn nghị luận. 3. Phẩm chất: - Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ. - Giáo dục ý thức viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: ( 3 phút) 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận 2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng 4. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ: + Chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả trong câu sau để nêu thực trạng của vc ăn mặc không lành mạnh của 1 số bạn hs: Gần đây có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng tinh, mà thay vào đó là chiếc áo lòe loẹt, có in hình ảnh của ca sĩ đang ăn khách để diện đến trường. - Dự kiến TL: yếu tố tự sự: Gần đây có bạn ....để diện đến trường yếu tố miêu tả: chiếc áo sơ mi trắng tinh, chiếc áo lòe loẹt, có in hình ảnh của ca sĩ - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs - Dự kiến sản phẩm: ........... * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng * Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung đánh giá - GV nhận xét đánh giá ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Vậy khi viết bv nghị luận yt ts và mt đc sd ntn ->chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và nắm được: Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: nêu yêu cầu 1. Hai luận cứ này có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả, hãy chỉ ra hai yếu tố đó ? 2. Vì sao đoạn trích a, b sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không phải là văn bản tự sự hay miêu tả ? 3. Nx vai trò của các yếu tố ts, mt - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm việc cá nhân. - Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs - Dự kiến sản phẩm: 1. Đoạn a: sử dụng yếu tố tự sự kể về thủ đoạn bắt lính của chính quyền thực dân. Đoạn b: sử dụng yếu tố miêu tả, tả lại cảnh khổ sở của người dân bị bắt lính. 2. Các yếu tố TS và miêu tả trong 2 đoạn văn trên nhằm làm sáng tỏ vấn đề: tố cáo tội ác của TD Pháp, không nhằm mục đích miêu tả hay kể đơn thuần 3. Vai trò: làm cho đv hấp dẫn, sinh động * Báo cáo kết quả: Hs trả lời * Đánh giá kết quả: - Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: nêu yêu cầu 1. Tìm những yếu tố t.sự, m.tả trong VB trên và cho biết tác dụng của chúng ? 2. Vì sao tác giả VB trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ 2 truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số h/ả và kể kĩ một số chi tiết trg những câu chuyện ấy ? 3. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: khi đưa các yếu tố t.sự và m.tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì ? - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm việc cá nhân. - Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs - Dự kiến sản phẩm: 1. Những yếu tố tự sự và miêu tả: +... rồi cuối cùng biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông gơ nhi những vầng sáng bạc. +Quân nàng liên kết với người kinh, theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc... 2. Tác dụng của chúng là làm rõ luận cứ nói trên: "Riêng Chàng Trăng của DT Mơ nông và Nàng Han của DT Thái là hai truyện có nhiều nét rất giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi". - Tác giả không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, vì đây không phải là VB t.sự, mà chỉ chọn những chi tiết và h/ả cần thiết để kể và tả. Những yếu tố t.sự và m.tả nhằm làm rõ luận cứ đã nêu trong bài văn nghị luận. 3. Các yếu tố tự sự và mt phục vụ cho luạn điểm chứ không làm phá vỡ mạch nghị luận * Báo cáo kết quả: Hs trả lời * Đánh giá kết quả: - Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ rõ ràng, cụ thể sinh động hơn, có sức thuyết hơn. - Không nên đưa tràn lan sẽ phá vỡ tính mạch lạc của bài văn. 3. Ghi nhớ: sgk/ 116. II. Luyện tập: HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP+ VẬN DỤNG: ( 23 phút) 1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hội thoại để vận dụng. 2. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi (bài 1), HĐ nhóm (bài2). 3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - HS tự đánh giá - HS đánh giá lẫn nhau - GV đánh giá HS 5. Tiến hành hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv: Bài tập 1,2 - HS: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm - Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs - Dự kiến sản phẩm: 1. Bài tâp 1: Tác dụng: - Không phải là đoạn văn tả cảnh đêm trăng và tâm trạng người tù trong đêm trăng ấy mà mục đích là khắc họa cụ thể hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Vọng nguyệt” và tâm trạng người tù thể hiện trong bài thơ. Yếu tố tự sự - Sắp trung thu. - Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ Mười mấy….đáng ghét của bộ mặt nhà giam. - Phải ra đi với đêm trăng, phải tằm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ… Yếu tố miêu tả - Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. - Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. - Trong suốt..người tù phải thốt lên .. - Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực…. 2. Bài tập 2: + Bất cần thiết sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự - Khi phân tích vẻ đẹp trong bài ca dao cần yếu tố miêu tả. - Nêu vài kỉ niệm về ngắm cảnh đầm sen, chèo thuyền hái sen giữa trời ….* Báo cáo kết quả: - HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 1, 2, 3 * Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: ( 1 phút) 1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học 2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, về nhà 3. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh 4. Phương án kiểm tra đánh giá - HS tự đánh giá - HS đánh giá lẫn nhau - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động : * Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv: Hãy sưu tầm 1 đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 5 - 7 dòng có sd yt ts và mt có chủ đề khác với chủ đề trong bài học hnay - HS: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm bài - Giáo viên: chấm bài. - Dự kiến sản phẩm: bài làm của học sinh * Báo cáo kết quả: Hs nộp bài * Đánh giá kết quả: + Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá + GV đánh giá câu trả lời của HS. -> GV chốt kiến thức. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Soạn :10/4/2021 Giảng 4/2021 - Tiết 120. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU (Luyện tập) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Vận dụng những kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ một câu trích từ các tác phẩm VH, chủ yếu là những tác phẩm đã học. - Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí. 2. Năng lực:HS có kĩ năng đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.Năng lực lựa chọn TTT để sử dụng trong câu đạt hiệu quả cao. 3. Phẩm chất: HS có ý thức dùng các yếu tố tự sự, miêu tả khi làm bài văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu : Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2, SGV... 2. Học sinh: - Soạn bài III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ( ghi bảng) HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: ( 3 phút) 1. Mục tiêu: - Tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của học sinh đã biết , giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và muốn biết về về nội dung bài học - Học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về bài thơ, tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh có hứng thú vào bài học. - Hợp tác khi làm việc. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động: - Học sinh trả lời miệng 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - HS đánh giá - GV đánh giá học sinh. 5. Tiến trình hoạt động: * GV chuyển giao nhiệm vụ: Cho VD sau: - VD1: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống ( Trích Mẹ và quả - Xuân Quỳnh) H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ Lớn lên/ lớn xuống trong 2 câu thơ của Xuân Quỳnh? Có thể thay đổi trật tự của chúng đc ko? Vì sao? * Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - HS tham gia trả lời câu hỏi. * Quan sát: GV quan sát, điều khiển HS thảo luận. * Dự kiến sản phẩm: 2 chữ lớn lên/ lớn xuống đều đc dùng để miêu tả sự phát triển, thay đổi theo thời gian của lũ chúng tôi và bầu/ bí dưới bàn tay chăm sóc của mẹ - Ko thể thay thế đc vì : lớn lên: cho thấy sự phát triển đi lên của con người theo thời gian: Ngày càng cao hơn so với mặt đất Lớn xuống: Cho thấy sự phát triển đi lên theo thời gian của bầu và bí: ngày càng gần hơ so với mặt đất( loại cây leo giàn) * Đánh giá sản phẩm: - Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá - Gv nhận xét , đánh giá - Gv gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. ? Vậy 2 câu thơ Xuân Quỳnh hay là nhờ yếu tố nào? Để tạo nên đc yếu tố ấy, chúng ta cần làm gì? - HS trả lời - Gv: Vậy phần trình bày của bạn đã đúng và đủ hay chưa? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. - GV nêu mục tiêu bài học: - Tác dụng diễn đạt của một số sắp xếp trật tự từ. - Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản. - Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 35p) Hoạt động 1: CÁC BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA 1. Mục tiêu: HS - Vận dụng những kiến thứ đã học, làm đc các bài tập trong sgk - HS có ý thức làm việc độc lập và hợp tác. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phảm hoạt động: - Hoàn thành vào vở ghi 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - Học sinh tự đánh giá - Học sinh đánh giá lẫn nhau - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động: - Gv chia lớp : 4 nhóm - Quy định vị trí ngồi của từng nhóm - Mỗi nhóm sử dụng một loại màu mực - Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư ký. * Chuyển giao nhiệm vụ: * Chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Làm bài tập 1-2 sgk/ 122/123 Nhóm 2: làm bài tập 3 sgk trang 123 Nhóm 3: làm bài tập 4- 5 sgk/123-124 Nhóm 4: làm bài tập 6 sgk /124 * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: + Thực hiện hoạt động cá nhân, hoàn thành ra vở nháp + Nhóm trưởng điều hành thảo luận nhóm + Thư ký ghi ý kiến thống nhất thành sản phẩm nhóm. - Gv: Quan sát HS hoạt động, giúp đỡ khi HS gặp khó khăn. - Dự kiến SP: các nhóm Nhóm 1: BT1: a. Thể hiện thứ tự của các công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên, phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. b. Thể hiện thứ tự các việc từ chính đến phụ (Việc làm thường xuyên, hàng ngày kể trước, việc thỉnh thoảng mới làm thì kể sau). 2. Bài tập 2: a. Ở tù b. Vốn từ vựng ấy c. Còn 1 can trâu và 1 thúng gạo. d. Trong 10 năm ấy Trong sự thắng lợi ấy -> Tất cả các từ và cụm từ trên đều được đưa lên đầu câu, lặp lại ý của câu trước nhằm liên kết câu Nhóm 2: Bài tập 3: a. - Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. -> Nhấn mạnh sự ít ỏi, thưa thớt của sự sống nơi Đèo Ngang. - Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. -> Nhấn mạnh nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn man mác của tác giả. b. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều. -> Nhấn mạnh hình ảnh đẹp của anh giải phóng quân. Nhóm 3: Bài tập 4: a. Tôi thấy một anh bọ ngựa trịnh trọng tiến vào -> Câu miêu tả bình thường. b. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh bọ ngựa -> Cụm chủ-vị ở phần vị ngữ bị đảo trật tự từ-> Nhấn mạnh sự ngạo nghễ, vô lối của nhân vật. => Căn cứ vào văn cảnh, chọn câu b. là phù hợp. . Bài tập 5: - Cách sắp xếp của tác giả: + Xanh: màu sắc, đặc điểm bề ngoài (dễ nhận thấy) + Nhũn nhặn,ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm: Là những phẩm chất bên trong (phải qua thời gian tìm hiểu thì mới nắm bắt được). => Sắp xếp như tác giả là hợp lí vì: Vừa đúc kết những phẩm chất đáng quý của tre theo trình tự nhận thức của con người, vừa tạo sự hài hoà về mặt ngữ âm. Nhóm 4: Bài tập 6: - Gọi HS đọc đoạn văn trước lớp. - Trình bày câu văn đã được sắp xếp trật tự từ và giải thích dụng ý * Báo cáo kết quả: - Đại diện các nhóm treo sản phẩm, trình bày * Đánh giá kết quả: - Đại các nhóm nhận xét - GV đưa câu hỏi bổ sung - GV nhận xét và chốt ghi bảng Hoạt động 2: CÁC BÀI TẬP NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA 1. Mục tiêu: HS - Vận dụng những kiến thứ đã học, làm đc các bài tập ngoài sgk - HS có ý thức làm việc độc lập và hợp tác. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phảm hoạt động: - Hoàn thành vào vở ghi 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - Học sinh tự đánh giá - Học sinh đánh giá lẫn nhau - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: BT1. Cho văn bản sau: LỜI KÊU GOI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm Kháng chiến thắng lợi muôn năm Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh H:- chỉ ra kết cấu chặt chẽ của văn bản trên? - Có thể thay đổi trật tự từ trong câu Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc đc hay ko? Vì sao? BT 2. Cho 2 câu thơ: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ thu đông xuân hạ trong 2 câu thơ ? Hiệu quả của cách dùng ấy là gì? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Thực hiện hoạt động cá nhân - Gv: Quan sát HS hoạt động, giúp đỡ khi HS gặp khó khăn. - Dự kiến SP: BT1. - kết cấu 3 phần của VB : MB: nêu lí do kêu gọi toàn quốc kháng chiến TB: cách thức kháng chiến và quyết tâm của dân t trong kháng chiến KB: Niềm tin kháng chiếnnhất định thắng lợi - Ko thể thay đổi vì phá vỡ tính liên kết BT2: cách dùng các từ thu, đông, xuân , hạ: tạo ra 1 bức tranh về 4 mùa/ gợi sự vận động của thời gian khép kín trong năm/ mùa nào thức ấy, cho thấy cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của NBK * Báo cáo kết quả: - Hs trình bày * Đánh giá kết quả: - HS khác nhận xét/ bổ sung - GV nhận xét và chốt ghi bảng HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(5p) 1. Mục tiêu: - Củng cố , khắc sâu Kt về nội dung bài học. - Rèn kỹ năng phát hiện, phân tích - HS có ý thức chủ động vận dụng KT vào hoàn thành bài tập 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phảm hoạt động: - Hoàn thành vào vở bài tập 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - Học sinh đánh giá học sinh - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Viết 1 đoạn văn ngắn về lợi ích của việc đọc sách. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở 1 câu trong đv vừa viết * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Hoàn thành yêu cầu bt vào vở bài tập - GV: quan sát HS làm bài và giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn - Dự kiến sản phẩm: Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Từ xưa, cha ông ta đã lưu lại những hiểu biết phong phú về mọi mặt đời sống xã hội và muôn hình vạn trạng trạng thái vận động của tự nhiên. Và như vậy, sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Nhờ đó, khi tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đọc sách, ta biết về những gì đã xảy ra trong lịch sử loài người. Có xuất phát điểm từ loài vượn thông minh, con người dần gây dựng được những nền văn minh rực rỡ: văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, văn minh Hi Lạp – La Mã,… và từ đó trải qua bao hình thái kinh tế xã hội phức tạp mới có xã hội văn minh, hiện đại như ngày nay. Đọc sách, ta còn biết về những phát minh có ảnh hưởng quan trọng đến sự tiến bộ xã hội: đèn điện, máy bay, điện thoại,… Đặc biệt, nhờ có sách mà ngày nay, ta ngồi trong nhà mà có thể biết về mọi nơi trên thế giới, giống với đi du lịch vậy! Đọc sách quả là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. * Báo cáo kết quả: - HS trình bày * Đánh giá kết quả: - HS khác nhận xét - GV nhận xét và chốt ghi bảng/ đọc mẫu cho hs đv về lợi ích của việc đọc sách HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG(1p) 1. Mục tiêu: - HS vận dụng KT đã học viết 1 đoạn văn về lòng yêu nước - Rèn kỹ năng tạo lập đoạn văn bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân về 1 vấn đề. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phảm hoạt động: - Hoàn thành vào vở bài tập 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra vào buổi học sau 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: - Viết 1 đoạn văn ngắn bày tỏ quan điểm của em về lòng yêu nước ? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ về nhà hoàn thành. * Dự kiến sản phẩm: - Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn.. * Đánh giá sản phẩm: - Kiểm tra vào tiết học sau. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO:(1p) 1. Mục tiêu: - HS tiếp tục tìm hiểu thêm để củng cố và mở rộng kiến thức - HS có ý thức tự giác tìm tòi mở rộng kiến thức 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phảm hoạt động: - Hoàn thành vào vở ghi chép 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra vào thời gian học buổi chiều. 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: - sưu tầm những đoạn văn , câu thơ hay và rút ra bài học về lựa chọn trật tự từ trong câu * HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - HS về sưu tầm viết vào vở ghi chép thêm của môn Ngữ văn. * Dự kiến sản phẩm: - hs tìm đc 1 số đv, câu thơ hay về trật tự từ trong câu * Đánh giá sản phẩm: - Kiểm tra vào buổi học sau. 1. Bài tập 1: a. Thể hiện thứ tự của các công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên, phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. b. Thể hiện thứ tự các việc từ chính đến phụ (Việc làm thường xuyên, hàng ngày kể trước, việc thỉnh thoảng mới làm thì kể sau). 2. Bài tập 2: a. Ở tù b. Vốn từ vựng ấy c. Còn 1 can trâu và 1 thúng gạo. d. Trong 10 năm ấy Trong sự thắng lợi ấy -> Tất cả các từ và cụm từ trên đều được đưa lên đầu câu, lặp lại ý của câu trước nhằm để liên kết câu. 3. Bài tập 3: a. - Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. -> Nhấn mạnh sự ít ỏi, thưa thớt của sự sống nơi Đèo Ngang. - Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. -> Nhấn mạnh nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn man mác của tác giả. b. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều. -> Nhấn mạnh hình ảnh đẹp của anh giải phóng quân trong cảnh chiều của rừng núi Tây Bắc. 4. Bài tập 4: a. Tôi thấy một anh bọ ngựa trịnh trọng tiến vào -> Câu miêu tả bình thường. b. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh bọ ngựa -> Cụm chủ-vị ở phần vị ngữ bị đảo trật tự từ-> Nhấn mạnh sự ngạo nghễ, vô lối của nhân vật. => Căn cứ vào văn cảnh, chọn câu b. là phù hợp. 5. Bài tập 5: - Cách sắp xếp của tác giả: + Xanh: màu sắc, đặc điểm bề ngoài (dễ nhận thấy) + Nhũn nhặn,ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm: Là những phẩm chất bên trong (phải qua thời gian tìm hiểu thì mới nắm bắt được). => Sắp xếp như tác giả là hợp lí vì: Vừa đúc kết những phẩm chất đáng quý của tre theo trình tự nhận thức của con người, vừa tạo sự hài hoà về mặt ngữ âm. 6. Bài tập 6: Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn. Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất. Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. BT1. - kết cấu 3 phần của VB : MB: nêu lí do kêu gọi toàn quốc kháng chiến TB: cách thức kháng chiến và quyết tâm của dân ta trong kháng chiến KB: Niềm tin kháng chiến nhất định thắng lợi - Ko thể thay đổi vì phá vỡ tính liên kết BT2: cách dùng các từ thu, đông, xuân , hạ: tạo ra 1 bức tranh về 4 mùa/ gợi sự vận động của thời gian khép kín trong năm/ mùa nào thức ấy, cho thấy cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của NBK Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.