Danh mục
Lịch sử 9Tuần 22.
Thích 0 bình luận
Tác giả: Trịnh Thị Thanh Tâm
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 30/01/21 15:19
Lượt xem: 1
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn : 15/1/2021. Tiết 25 Ngày dạy : . . . / . . . / . . . Chương III :CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Bài 21: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945 - Bài dạy tích hợp nội dung giáo dục môi trường. - Bài dạy tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. I. MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: Học xong bài học sinh hiểu - Tình hình thế giới và Đông Dương 1939 – 1945 ; các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương: Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, ý nghĩa. - Tình cảnh nhân dân ta dưới hai tầng áp bức của Nhật – Pháp, chủ trương của hội nghị trung ương Đảng tháng 5/ 1941 ( chú ý việc đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu và vai trò lảnh tụ Nguyễn Ai Quốc). - Sự ra đời của mặt trận Việt Minh và việc xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang khắp các vùng trên cả nước. - Những nét chính về diễn biến của ba cuộc nổi dậy: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ, binh biến Đô Lương và ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy này. 2/ Kĩ năng: Học xong bài học có được Tập dượt cho học sinh biết phân tích các thủ đoạn thâm độc của Nhật, Pháp, biết đánh giá ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy đầu tiên và biết sử dụng bản đồ. 3/ Thái độ : Học xong bài học sinh biết Giáo dục cho học sinh lòng căm thù đế quốc phát xít Pháp – Nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta. 4/Phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt +Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. II. CHUẨN BỊ : - Lược đồ ba cuộc nổi dậy. - Các tài liệu về ách áp bức của Pháp – Nhật đối với nhân dân ta và cuộc nổi dậy : khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ, binh biến Đô Lương. - Phiếu bài tập. - Sưu tầm chân dung nhân vật lịch sử: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần. III. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Nghiên cứu, phát vấn, thảo luận, nhận xét, đánh giá, nhận định… Kỹ thuật: Động não, khăn phủ bàn, … IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC-GIÁO DỤC : 1. Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 4 Phút) 3/ Bài mới:(1 phút) Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức cần đạt.  Hoạt động 1: ( 15 Phút) Tìm hiều tình hình thế giới và Đông Dương Gv: cho học sinh đọc đoạn 1,2 trong Sgk Em hãy tìm ra những nét mới về tình hình thế giới và Đông Dương ?  Học sinh trả lời theo Sgk. Gv: cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk. Nhấn mạnh : Pháp – Nhật cấu kết chặt chẽ nhau để áp bức bóc lột nhân dân Đông Dương. Song mỗi tên phát xít lại có các thủ đoạn thâm độc riêng để phục vụ quyền lợi của mình. Chứng minh những thủ đoạn thâm độc của Pháp – Nhật đối với nhân dân Đông Dương ?  Học sinh trả lời theo Sgk. Gv chốt lại: - Nhật lấn từng bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng, biến chính quyền thực dân Pháp thành công cụ để vơ vét của cải phục vụ chiến tranh, đàn áp cách mạng - Thực dân Pháp có nhiều thủ đoạn gian xảo, vừa để cung cấp cho Nhật nhưng vãn thu được lợi nhuận cao nhất như khi thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” tăng thuế thu mua lúa gạo rẻ mạt, cưỡng bức …. Hậu quả của các chính sách đó đối với các tầng lớp nhân dân ta ở Việt Nam ? Chứng minh ?  Cực khổ, điêu đứng … Hậu quả đó sẽ dẫn đến điều gì ?  Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với đế quốc phát xít Nhật – Pháp trở nên sâu sắc. Mâu thuẩn đó sẽ đưa đến điều gì ?  Bùng nổ khởi nghĩa. Vì sao thực sân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiễp với nhau để cùng thống trị Đông Dương ?  Học sinh suy nghĩ trả lời. Gv nhấn mạnh : _ Vì Pháp không đủ sức chống Nhật. _ Dựa vào Nhật để chống phá cách mạng Đông Dương, cai trị nhân dân Đông Dương. _ Còn phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời và cũng chống phá cách mạng Đông Dương, vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh của Nhật. Gv kết luận : Chính sự áp bức bóc lột dã man của Nhật – Pháp làm cho mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với Nhật – Pháp sâu sắc và điều đó đã dẫn đến phong trào đấu tranh bùng lên mạnh mẽ.  Hoạt động 2: (25 Phút) Tìm hiểu nguyên nhân chung dẫn đến ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Đô Lương  Gv khái quát nguyên nhân chung : Khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, với sự đầu hàng nhục nhã của Pháp đối với Nhật, cùng với những chính sách phản động của Pháp ở Đông Dương đã thôi thúc nhân dân ta đứng lên đánh Pháp – Nhật. Gv: cho học sinh đọc Sgk. Lý do dẫn đến khởi nghĩa Bắc Sơn ? Gv kết hợp bài giảng với sử dụng bản đồ để làm nổi bật 2 ý: _ Đảng bộ Bắc Sơn đã kịp thời lợi dụng điều kiện thuận lợi (quân lính địch tan rã, hàng ngũ tay sai hoang mang) phát động nhân dân vùng lên và giành được thắng lợi ngay khi khởi nghĩa nổ ra. _ Tuy mâu thuẩn với nhau về quyền lợi nhưng thực dân Pháp và phát xít Nhật lại cấu kết với nhau để đàn áp cách mạng. _ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân ta đã đấu tranh quyết liệt chống khủng bố, duy trì lực lượng cách mạng. Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bị thất bại ?  Học sinh suy nghĩ trả lời. Gv bổ sung và kết luận : Thất bại chủ yếu là do điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa chỉ mới xuất hiện tại địa phương, chứ chưa phải trên cả nước, kẻ địch có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp. Cho học sinh đọc đoạn Sgk. Lý do dẫn đến khởi nghĩa Nam Kỳ ?  Học sinh trả lời theo Sgk. Gv giải thích thêm : Sự đàn áp cực kỳ dã man của kẻ thù (dùng dây thép gai xuyân qua bàn tay, hoặc bắp thịt. Nhà tù trại giam chật ních …) đã gây ra những tổ thất nặng nề cho cách mạng (ở đây giáo viên có thể sử dụng chân dung 1 số chiến sĩ cách mạng và nêu gương về sự hi sinh anh dũng củahọ) Vì sao Pháp đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa ?  Học sinh suy nghĩ trả lời Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ  Chưa xuất hiện điều kiện thuận lợi như ở Bắc Sơn, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ nên bị Pháp phát hiện và chuẩn bị đối phó. Cho học sinh đọc đoạn 1 trong Sgk. Cho học sinh thảo luận : Lý do thất bại của ba cuộc khởi nghĩa : Bắc Sơn, Nam Kỳ? Ý nghĩa của cuộc nổi dậy và tác dụng của nó? Gv đánh giá, bổ sung theo trả lời của học sinh. Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa ?  Học sinh suy nghĩa trả lời. Lực lượng lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa khác nhau ở điểm nào ? Gv nhấn mạnh : từ nguyên nhân này đưa đến phong trào binh vận sau này I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG DƯƠNG - Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, phát xít Đức tấn công nước Pháp, tư bản phản động Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức. - Quân phiệt Nhật tiến sát biên giới Việt Trung và tiến vào Đông Dương (9-1940) - Nhật- Pháp câu kết nhau cùng bóc lột nhân dân ta, mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp-Nhật càng sâu sắc. II/ NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA ĐẦU TIÊN 1/ Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 – 9 – 1940) : - Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn - Đảng bộ Bắc Sơnlãnh đạo nhân dân nổi dậy, tước vũ khí của tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền CM (27-9-1940) - Kết quả: Tuy khởi nghĩa thất bại nhưng đội du kích Bắc Sơn ra đời. 2/ Khởi nghĩa Nam Kì (23 – 11 – 1940): - Thực dân Pháp bắt lính người Việt đi làm bia đở đạn chống lại quân Xiêm - Đảng bộ Nam Kỳ quyết định khởi nghĩa (đên 22 rạng ngày 23-11-1940) ở hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, thành lập chính quyền nhân dân và tòa án CM. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. * ý nghĩa: Các cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước. Để lại nhiều bài học quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang, về thời cơ khởi nghĩa... * Sơ kết bài: 4/ Củng cố:(3 phút) _ Giáo viên cho học sinh đánh dấu nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa trên bản đồ câm. _ Cho học sinh làm bài tập. 5/ HDVN:(2 phút) _ Xem lại bài 21. _ Chuẩn bị bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và trả lời các câu hỏi trong Sgk. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : . . . / . . . / . . . Tiết 26 Ngày dạy : . . . / . . . / . . . Bài 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945 - Bài dạy tích hợp nội dung giáo dục môi trường. - Bài dạy tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. I. MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: Học xong bài học sinh hiểu - Cao trào kháng Nhật cứu nước: nét chính về diễn biến, khí thế sôi nổi, rộng khắp cả nước, bước phát triển mới của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chính quyền CM bắt đầu hình thành. - Hoàn cảnh dẫn tới việc Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh và sự phát triển của lực lượng cách mạng sau khi Việt Minh thành lập. 2/ Kĩ năng: Học xong bài học có được - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử. - Tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. 3/ Thái độ : Học xong bài học sinh biết Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ hồ Chí Minh. II. CHUẨN BỊ : - Bức ảnh “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”. - Các tài liệu về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang) và các tài liệu về hoạt động của Cứu quốc quân, III. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Nghiên cứu, phát vấn, thảo luận, nhận xét, đánh giá, nhận định… Kỹ thuật: Động não, khăn phủ bàn, … IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC-GIÁO DỤC : 1. Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 4 Phút) 3. Bài mới:(1 phút) Tại sau Đảng ta chủ trương táafnh lập mặt trận Việt Minh? Sự phast triển của CM sau khi MTVM ra đời? Đảng làm gì để phát triển phong trào CM? Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức cần đạt.  Hoạt động 1: ( 20 Phút) Tìm hiểu nội dung hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) Tình hình thế giới tiếp tục chuyển biến ra sao ? -> Đức tấn công Liên Xô- Thế giới chia hai trận tuyến Khi LX tham chiến thì tính chất cuộc CTTG II như thế nào? -> Chính nghĩa Tình hình trong nước thế nào? -> Hai tầng áp bức Gv: nhắc lại ngắn gọn cuộc hành trình cứu nước của NAQ: năm 1911 bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước, năm 1920 tìm được con đường cứu nước, năm 1930 thành lập Đảng CSVN, ngày 28 – 1 – 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo nhân dân đánh Pháp, đuổi Nhật. Người đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) tại Pác Bó – Cao Bằng. Học sinh thảo luận nhóm: Những chủ trương mới của Đảng được quyết định ở Hội nghị TW lần thứ 8 như thế nào ? - Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đánh đuổi Nhật – Pháp. - Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”. - Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Tại sao đến lúc này, Đảng ta lại thành lập Mặt trận Việt Minh ? -> Cuộc đđấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận của cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ chống phát xít do Liên Xô đứng đầu.  Hoạt động 2: ( 15 Phút) Tìm hiểu sự phát triển của lực lượng CM Từ khi MT Việt Minh được thành lập sự phát triển của lực lượng chính trị như thế nào ? -> Học sinh trả lời theo Sgk. Lực lượng vũ trang phát triển ra sau? Gv giải thích hình 37: ảnh đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, ghi lại hình ảnh lễ tuyên thệ của các chiến sĩ trong buổi thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân ngày 22 – 12 – 1944 tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng I/ MẶT TRẬN VIỆT MINH RA ĐỜI (19 – 5 – 1941) 1/ Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5- 1941) - Chiến tranh TG bước sang năm thứ ba, trên thế giới hình thành hai trận tuyến (đồng minh và phát xít) - Ngày 18/11/1941 NAQ về nước trực tiếp lảnh đạo CM việt Nam. Người chủ trì hội nghị trung ương lần thứ 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 – 19.5.1941 - Hội nghị chủ trương: + Trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương khỏi ách Pháp-Nhật. +Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.thực hiện khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo” + Thành lập mặt trận Việt Minh. 2/ Sự phát triển của lực lượng CM - Lực lượng chính trị: Mặt trận Việt Minh được thành lập ngày 19/5/1941 bao gồm các đoàn thể cứu quốc ở khắp cả nước. - Lực lượng vũ trang: Duy trì đội du kích Bắc Sơn, phát triển thành Cứu quốc quân, phát động chiến tranh du kích, thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22 – 12 – 1944). * Sơ kết bài: 4/ Củng cố:(3 phút) 1. Đảng CSĐD chủ trương thành lập MT Việt Minh trong hoàn cảnh nào? 2. Sự phát triển của lực lượng CM và phong trào đấu tranh từ khi MTVM ra đời? 5/ HDVN:(2 phút) Chuẩn bị bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Tập trả lời câu hỏi SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.