
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM

Tác giả: Trịnh Thị Thanh Tâm
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 30/01/21 15:14
Lượt xem: 1
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 15/1/2021 Tiết 85 Ngày giảng: CÂU CẦU KHIẾN A.Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Kiến thức chung:+ Đặc điểm hình thức, chức năng của câu cầu khiến. - Kiến thức trọng tâm: + Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. + Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng bài học:+ Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản. + Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Kĩ năng sống: + Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng câu cầu khiến theo mục đích giao tiếp cụ thể. + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cầu khiến. 3. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện. 4. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập, nhận diện và sử dụng được câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, sgk, sgv, tài liệu tham khảo HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, quy nạp, nêu vấn đề, thảo luận. D. Tiến trình dạy học - giáo dục 1.Ổn định tổ chức: ( 1’) 2.Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) ? Ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn để dùng làm gì ? Những câu nghi vấn dưới đây dùng để làm gì ? 1) Cụ tưởng tôi sướng hơn chăng? ( Nam Cao – Lão Hạc ). 2) Anh có thích đọc Tam Quốc không ? ( Nam Cao ). 3) Sao ! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả ? (Nguyễn Quang Sáng). 4) Sao không vào tôi chơi ? ( Nam Cao ). 3.Bài mới: Gv dẫn vào bài: ( 1’) Chúng ta đã học một số kiểu câu chia theo mục đích nói. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu tiếp một kiểu nữa đó là câu cầu khiến. Vậy câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng ntn ? Chúng ta cùng vào bài. Hoạt động 1: -Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của câu cầu khiến - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: quan sát,thảo luận, đàm thoại, phân tích, quy nạp, động não, trình bày, phản biện ... - Thời gian: 15 phút G chiếu ví dụ 1.a,b/30 Hs đọc ví dụ ? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? - H trả lời - G gạch trên bảng phụ a. Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. b. Đi thôi con. ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến? - Có những từ cầu khiến: thôi, đừng, đi, cứ. ? Ngoài các từ cầu khiến trên em hãy cho biết còn có những từ cầu khiến nào khác? Em hãy lấy ví dụ? - hãy, chớ... VD: bạn hãy mở cửa ra.- Bạn chớ có vào. ? Các câu cầu khiến trong ví dụ 1 dùng để làm gì? GV chiếu ví dụ 2.a,b/30,31- H đọc ? Cách đọc câu “Mở cửa !” trong (b) có khác cách đọc câu “mở cửa” ở câu (a) không? - Câu b phát âm với giọng đọc nhấn mạnh hơn. ? Câu “Mở cửa!” trong b dùng để làm gì, khác với câu “mở cửa” trong a ở chỗ nào. a. Mở cửa.->Câu tt trả lời câu hỏi “Anh làm gì đấy?” b. Mở cửa ! -> Câu cầu khiến dùng để yêu cầu người khác thực hiện hoạt động mở cửa. - Trong hai câu trên câu b là câu cầu khiến G: Như vậy là ngữ điệu và mục đích của 2 câu này khác nhau. Một câu đọc với ngữ điệu của câu trần thuật, còn một câu đọc với ngữ điệu của câu cầu khiến. Sự khác nhau đó thể hiện bằng 2 dấu kết thúc câu khác nhau. ? Qua tìm hiểu 2 ví dụ, em thấy câu cầu khiến thường được kết thúc bằng dấu câu nào? - Câu cầu khiến thường kết thức câu bằng dấu chấm than, nhưng có khi kết thúc bằng dấu chấm ? Qua phân tích các ví dụ, em hãy khái quát chung về đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? H: nêu G: khái quát – H đọc ghi nhớ: Sgk/31 Hoạt động 2 : -Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào làm BT SGK -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: thực hành, vận dụng, trình bày, ra quyết định, phản biện... - THời gian: 20 phút I. Đặc điểm, hình thức và chức năng 1 Khảo sát, PT NL * NL 1: - câu cầu khiến a. Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. b. Đi thôi con. - Đặc điểm hình thức: Có những từ cầu khiến: thôi, đừng, đi, cứ. - Chức năng: khuyên bảo, yêu cầu * NL 2: Câu a: Thông báo, trả lời câu hỏi. - Câu b phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn. Dùng đề nghị, ra lệnh -> Câu cầu khiến => kết thúc câu cầu khiến: dấu chấm than, có khi là dấu chấm 2. Ghi nhớ: Sgk/31 II. Luyện tập Bài tập 1: a. vắng chủ ngữ. Dựa vào văn bản thì chủ ngữ là Lang Liêu. b. chủ ngữ: ông giáo, ngôi thứ 2 số ít. c. chủ ngữ: chúng ta , ngôi thứ 1 số nhiều. * Có thể thay đổi, thêm, bớt hình thức chủ ngữ của các câu trên: a. Con hãy…vương (ý nghĩa không đổi, tính chất yêu cầu nhẹ nhàng hơn). b. Hút thuốc đi (ý nghĩa kô đổi nhưng yêu cầu mang tính chất ra lệnh, có vẻ kém lịch sự) c. Các anh đừng làm……..không (ý nghĩa của câu bị thay đổi: Chúng ta: bao gồm tất cả người nói và người nghe; các anh chỉ có người nghe). Bài tập 2/32 a. Thôi, im …đi (vắng chủ ngữ). b. Các em đừng khóc. Chủ ngữ: Các em, ngôi thứ 2 số nhiều. c. Đưa tay cho tôi mau! - Cần lấy tay tôi này! -> Dùng dấu chấm than, vắng chủ ngữ, chỉ có ngữ điệu cầu khiến. -> Trong tình huống cấp bách, gấp gáp, đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh, kịp thời, câu cầu khiến phải ngắn gọn, vì vậy CN chỉ người tiếp nhận thường vắng mặt. Bài tập 3/32 a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột ! b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. - Câu a không có CN, ngữ điệu được nhấn mạnh, thể hiện bằng dấu chấm than. - Câu b có CN, ngôi thứ 2, số ít, ngữ điệu không nhấn mạnh, thể hiện bằng dấu chấm, ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ tình cảm động viên. Bài tập 4/32 - Có mục đích cầu khiến: Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp 1 cái ngách từ nhà mình sang nhà Dế Mèn: Dế Choắt tự cho mình là vai dưới so với Dế Mèn-> khiêm nhường, rào đón -> tác giả không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn=> giúp cho ý cầu khiến nhẹ hơn, phù hợp với tính cách Dế Choắt. Bài tập 5/33 - Hai câu “Đi đi con.”, “Đi thôi con.” không thể thay thế cho nhau được vì: có ý nghĩa rất khác nhau + Câu 1: Chỉ có người con đi + Câu 2: người con đi cùng người mẹ. 4. Củng cố : ( 2)’ ? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? 5. Hướng dẫn học bài: (2’) - Học thuộc ghi nhớ, hoàn chỉnh các bài tập vào vở bài tập - Viết đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến. - Đọc- Chuẩn bị nội dung bài học sau: Câu cảm thán: + Đọc đoạn trích và tìm câu cảm thán. Nhờ vào đặc điểm và hình thức ntn? + Dấu chấm than câu cảm thán dùng để làm gì? + Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán có dùng câu cảm thán không? + Làm phần luyện tập. E. RKN ...............……………………………………………………………………… ...............……………………………………………………………………… ...............……………………………………………………………………… Ngày soạn: 15/1/2021 Tiết 87,88 Ngày giảng: NGẮM TRĂNG ( HỒ CHÍ MINH ) A.Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: - Kiến thức chung: HS cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời . HS thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ. - Kiến thức trọng tâm: + Hiểu được bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh. + Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong cảnh ngục tù. + Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng bài học: + Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm. + Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. - Kĩ năng sống: + Kĩ năng giao tiếp: Trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ. + Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ. + Xác định giá trị bản thân: Biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương đất nước. 3. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện. 4. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập Bác ở tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung và bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng. B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, sgk, sgv, máy chiếu, tài liệu tham khảo HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, giảng bình, phân tích, nêu vấn đề. D. Tiến trình dạy học- giáo dục: 1.Ổn định tổ chức: ( 1’) 2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) ? Đọc thuộc lòng bài thơ ‘‘Tức cảnh Pác Bó’. NT đặc sắc của bài thơ là gì ? 3.Bài mới: ( 1’) - Gv dẫn vào bài: Giáo viên giới thiệu tập NKTT -> Hs quan sát -> Đây là tập thơ cảm hứng trữ tình duy nhất của HCM được Người sáng tác khá liên tục trong chuỗi ngày bị tù đày ở Quảng Tây (Trung Quốc).Tập thơ gồm 133 bài viết bằng chữ Hán. Trăng vốn là đề tài quen thuộc trong thơ Bác VD ‘‘Cảnh khuya, ‘‘Rằm tháng giêng’‘, ‘‘Ngắm trăng’‘ là bài thơ nằm trong tập NKTT viết về một cuộc ‘‘ngắm trăng’‘thật đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong nhà tù..... Chúng ta cùng tìm hiểu bài . Trong cuộc đời làm Cách mạng gian khổ của mình, Bác có 14 tháng bị giam cầm trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Trong “Mười bốn trăng tê tái gông cùm” ấy, Người đã để lại cho chúng ta một tập thơ “Nhật kí trong tù” rất có giá trị. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết về tập thơ này: “Con đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn toả rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 bài thơ nhỏ trong tập thơ bất hủ của Người để thấy rõ hơn chất thép và chất tình của một hồn thơ vĩ đại: Hồ Chí Minh! Hoạt động 1. -Mục tiêu: Hs nắm được những nét chính về hoàn cảnh sáng tác bài thơ . -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: Trực quan, nêu VĐ, đàm thoạ tái hiện, động não. - Thời gian: 5 phút ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?Nêu đặc điểm bài thơ? Tháng 8- 1942: Thời kỳ Bác bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải đi hết nhà tù này đến nhà tù khác trong hơn một năm trời. Ở trong tù Bác đã sáng tác rất nhiều bài thơ với mục đích: ? Mục đích sáng tác? Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do GV chiếu một số hình ảnh của tập thơ “Nhật kí trong tù” GV yêu cầu HS nhắc lại những bài thơ có hình ảnh trăng của Bác I.Giới thiệu chung. - Bài thơ được sáng tác trong ngục , in trong tập Nhật kí trong tù. - Bài thơ viết bằng chữ Hán, theo thể thơ tứ tuyệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của HCM Hoạt động 2. -Mục tiêu: Đọc hiểu bài thơ, cảm nhận giá trị ND, NT , tư tưởng của bài thơ - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: Sơ đồ tư duy, đàm thoại, giảng bình, phân tích, trình bày, phản biện.... - Thời gian: 26 phút ? Theo em bài thơ này cần đọc với giọng như thế nào? Hs trả lời. - Gv đọc trước. Gọi h/s đọc: đọc 3 văn bản ? Nêu chủ đề của mỗi bài thơ ? Ghi lại 1 buổi ngắm trăng trong tù của Bác ? Nhận diện thể thơ? Em đã học những bài thơ nào thuộc thể thơ này? (nêu đặc điểm) Thơ thất ngôn tứ tuyệt - Sông núi nước Nam; Cảnh khuya; Tức cảnh Pác Bó. ? PTBĐ của bài thơ ? Nhân vật trữ tình trong bài thơ? Có quan hệ như thế nào với tác giả ? Người ngắm trăng .Thống nhất với tác giả ? Đối chiếu phần dịch nghĩa với dịch thơ? Đọc bài thơ (cả 3 phần) Câu 1: dịch sát ý Câu 2; “nại nhược hà” dịch là “khó hững hờ” chưa sát nghĩa, mất cấu trúc của câu nghi vấn Câu 3,4: Mất đi cấu trúc đăng đối giữa 2 câu: - Nhân – Thi gia - Nhân - Nguyệt Ở câu 4: hai từ nhòm, ngắm chưa cô đúc. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với bố cục: câu 1: Khai đề, Câu 2: thừa đề, Câu 3: Chuyển đề; Câu 4: hợp đề . ? Theo ý trên em có thể chia bài thơ “Ngắm trăng” như thế nào? 2 ý: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng và nỗi lòng của Bác. 2 câu sau: Mối giao cảm giữa con người và trăng. “Vọng nguyệt” là một đề tài như thế nào của văn học? Vọng nguyệt hay đối nguyệt, khán minh nguyệt là 1 đề tài rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu và hoa thì thưởng trăng mới thật mĩ mãn, thú vị. Nhìn chung người ta chỉ ngắm trăng khi tâm hồn thư thái, thảnh thơi. Ngắm trăng là thú thanh nhã của tao nhân mặc khách. ? Theo em, tính biểu cảm trong bài thơ là trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao ? Biểu cảm trực tiếp. Từ cuộc ngắm trăng trong tù, tác giả trực tiếp bộc lộ niềm say mê vẻ đẹp thiên nhiên của mình. II. Đọc - hiểu VB. 1. Đọc và tìm hiểu chú thích: 2. Bố cục: ( 4 phần ) ? Câu thơ đầu cho thấy Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ? Khi Bác bị giam cầm trong nhà tù TGT: thiếu thốn đủ thử, k0 rượu và cũng k0 có hoa. Điệp ngữ “Không” cho thấy sự thiếu thốn vật chất, mất tự do, cực khổ. Mở đầu bài thơ bằng hai tiếng “trong tù” (ngục trung) Bác đã ý thức một cách đầy đủ về sự nghiệt ngã của cuộc sống ở trong đó. Ấy là nơi mà người ta phải chịu mọi thứ đoạ đày, mọi thứ khổ ải, nơi người ta phải sống trong một kiểu sinh hoạt hoàn toàn xa lạ với con người, thiếu thốn mọi thứ. Ấy là nơi mà nói như Bác : Rệp bò lổm ngổm như xe cóc. Muỗi lượn nghênh ngang tựa máy bay. ? Chữ ‘‘vô‘‘ lặp lại trong câu thơ này có ýý nghĩa gì? Như lời khẳng định không hề có rượu và có hoa cho cuộc thưởng ngoạn . ? Tại sao trong tù thiếu thốn đủ mọi thứ mà ở đây Bác chỉ nhắc đến rượu và hoa ? Rượu và hoa là những thứ mà thi nhân thường có để ngắm trăng. Có rượu để có thể cất chén mời trăng sáng, có rượu để thi hứng thêm nồng và hoa làm cho cảnh thêm lãng mạn và thơ mộng . - GV : Các thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng; có rượu và hoa thì thưởng trăng mới thật mĩ mãn. Nói chung người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, HCM ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù! Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là một tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của cái nhà tù tàn bạo ấy làm sao phù hợp với việc thưởng nguyệt! làm sao có rượu và hoa để thưởng trăng? GV bình: Cái thiếu ấy là cái thiếu cho một nhà thơ, chứ không là cái thiếu cho một người tù. Xưa nay, có nhà thơ nào ngắm trăng mà lại không cần đến rượu, chí ít cũng có hoa. Có rượu để thêm một chút men nồng, đã có thể cất chén cùng trăng đối ẩm. Có hoa để nhận ra ánh trăng sáng tỏ, lung linh. Chả thế mà thi hào Lí Bạch đã từng: Cất chén mời trăng sáng. Còn Nguyễn Du thì ca ngợi: Khi chén rượu, khi cuộc cờ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên. ? Ở trong tù nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên mà Bác bỗng thấy xốn xang, bối rối, theo em đó có phải tâm trạng thông thường của 1 người tù không? Vậy đó là tâm trạng của ai? Tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên với những rung cảm mạnh mẽ. ? Điều đó cho ta thấy được tình cảm và phẩm chất gì của Bác? Yêu thiên nhiên, nhạy cảm và lạc quan yêu đời. GV: Bác yêu thiên nhiên! Đó là điều ta đã biết. Nhưng dẫu vậy, ta vẫn bất ngờ về tâm trạng bối rối rất thật, rất nghệ sĩ của Bác. Không tha thiết với thiên nhiên, không thực lòng coi thiên nhiên là bạn thì không thể có tâm trạng xốn xang ấy. Hai câu thơ viết nơi lao tù mà rạo rực tình cảm với thiên nhiên.Ta cũng đã từng hơn 1 lần gặp cái tâm trạng băn khoăn, bối rối day dứt ấy của người trước vầng trăng cao khiết trong bài "Trung thu”: Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt. Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu ? Trên cơ sở phân tích ấy, em có nhận xét gì về câu thơ dịch “ Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ”? HS: Câu thơ dịch, dù đã cố gắng bảo đảm ý của câu thơ nguyên tác song do không giữ được dạng câu nghi vấn nên đã không diễn tả được hết sự băn khoăn, bối rối của Bác. ? Biện pháp NT nào được sử dụng? Tác dụng ntn? => Tả thực, liệt kê: KĐ sự thiếu thốn k0 hề có rượu, k0 hề có hoa cho sự thưởng ngoạn của con người ? Như vậy ở hai câu thơ đầu em cảm nhận được điều gì? Sau phút bối rối xốn xang ấy nhân vật trữ tình đã có hành động gì? à sang phần b 3. Phân tích. Hai câu đầu: a. Hoàn cảnh ngắm trăng và nỗi lòng của Bác. Với giọng điệu bình thản và nhịp nhàng. Đã làm nổi bật hình ảnh Bác ngắm trăng trong cảnh tù đày với tấm lòng xốn xang, bối rối, rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp. ? Đọc câu thơ thứ hai, so sánh với nguyên tác có gì khác nhau về lời thơ, về kiểu câu? 3 tiếng ‘‘nại nhược hà’‘ (biết làm thế nào) dịch thành ‘‘khó hững hờ’‘ đổi từ câu hỏi thành câu trần thuật làm mất đi cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ, rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác Hồ. ‘‘Khó hững hờ’‘ cho thấy hình như nhân vật trữ tình quá bình thản, có phần hững hờ chứ không rung động mạnh mẽ như trong nguyên tác. ? Trước cảnh đẹp đêm trăng, nhân vật trữ tình có tâm trạng như thế nào? Xốn xang, bối rối trước cảnh đêm trăng qúa đẹp. ? Câu thơ nghi vấn dùng để bộc lộ điều gì? - Tâm trạng xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của tác giả. -Thể hiện tâm trạng tình yêuTN của tác giả ? Ở câu 3 cho em thấy con người chủ động vượt qua song sắt nhà tù hướng ra ngoài trời đến với trăng. Đến câu 4 em nhận thấy trăng như thế nào? ? Trăng cũng chủ động theo khe cửa “tòng song khích” đến với người? Em có nhận xét nghệ thuật của hai câu thơ? Tác dụng? Nghệ thuật nhân hóa, đăng đối giữa hai câu thơ Tác dụng: gợi tả trăng như có linh hồn, gần gũi thân thiết, diễn tả mối quan hệ gắn bó, tri kỉ giữa trăng và người; cả 2 cùng hướng về nhau GV bình: Người tù hướng tâm hồn ra ngoài cửa sổ. Vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. Không còn ranh giới giữa người với trăng nữa, hồn người vút lên trăng, ánh trăng tỏa xuống người, người là trăng mà trăng cũng là người, trăng cũng mê say như người và người cũng tỏa sáng như trăng. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau làm nổi bật tình cảm song phương “mãnh liệt” của cả người và trăng. ? Giữa người và trăng còn có một vật cản. Đó là vật nào? Vật ấy có ý nghĩa gì trong tình cảm giữa người và trăng không? Song cửa Không, vật cản ấy trở thành kẻ phụ họa, thành kẻ dẫn đường cho “nhân” và “nguyệt” tìm đến với nhau, trong cùng một hành động “khán” (nhìn) ? Chính trong mối giao cảm ấy đã xuất hiện một sự hoá thân kỳ diệu em hãy chỉ ra điều đó? GV bình: NHÂN – THI GIA Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận của mình, tâm hồn tự do rung động trước vẻ đẹp của trăng,đó là giây phút thăng hoa của tâm hồn thi nhân: người tù trở thành nhà thơ. Yêu thiên nhiên đến độ đồng cảm với thiên nhiên, ấy đã là một tình yêu lớn. Nhưng yêu trăng đến độ hòa nhập với trăng như thế, ấy là đã vượt ra khỏi độ thường tình của tình yêu, ấy là tình yêu chỉ những nhân cách thực sự thanh cao mới có. Bài thơ mở bằng “trong tù” nhưng đóng lại bằng “thi gia”. Trong ngục mà không có người tù, lại chỉ có nhà thơ. Cách đóng lại thật bất ngờ và thú vị. Bất ngờ nhưng hợp lẽ và hợp tình. Bởi với một tình cảm như thế, một tâm hồn như thế, quả không nhà tù nào còn có nghĩa nữa. ?Có ý kiến cho rằng bài thơ là 1 cuộc vượt ngục về tinh thần? Ý kiến của em như thế nào? HS: Thảo luân nhóm bàn(1p) DK: Đó là sức mạnh kỳ diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Nhà tù đen tối >>Vầng trăng thơ mộng => song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa, bát lực trước những tâm hồn tri âm, tri kỷ.Cái duyên văn chương từ lâu đã gắn bó vầng trăng với nhà thơ, bất chấp cả ngục tù. Có chất say và chất mộng : vầng trăng có linh hồn, có nét mặt, có ánh mắt. ? Vì sao trước cảnh đêm trăng đẹp như vậy Bác lại cảm thấy bối rối ? Vì hoàn cảnh thực tại oái oăm của mình. Ngắm trăng ở trong tù mà lại thiếu rượu, thiếu hoa. Đêm trăng đẹp lộng lẫy khiến Người cảm thấy tiếc, thấy bối rối. ? Qua 2câu thơ em hiểu gì về con người Bác? ? Qua bài thơ em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của thơ Bác? Tâm hồn Bác? - Tình yêu thiên nhiên mạnh mẽ, sâu sắc. - Sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cộng sản. => Tinh thần thép của một phong thái ung dung, tự tại - Thơ Bác có sự kết hợp hài hoà yếu tố cổ điển - hiện đại. GV bình: HCM ngắm trăng rất giống người xưa nhưng cũng rất khác người xưa. Người xưa ngắm cảnh trăng thấy trăng đẹp trăng trong thì ngậm ngùi cho kiếp trầm luận cát bụi như Lý Bạch: “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Cúi đầu nhớ cố hương.” Còn Bác, Bác tìm thấy vẻ đẹp của cõi người trong ánh trăng vằng vặc kia. Người ngắm trăng và trăng cũng mê người như hai người bạn tâm giao tri kỉ. Bài thơ thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác nhưng nổi bật lên là chất thép, chất chiến sĩ. Đặt trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ (cùm xích, muỗi rệp, ghẻ lở, lạnh ... mới thấy nổi một việc có được cảm hứng thơ là thép rồi. Từ bóng tối nhà lao, tâm hồn Bác hướng ra ánh sáng. Quả đúng như nhà thơ Hoàng Trung Thông từng nhận xét: “Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. Chất thép ấy ta còn có thể gặp ở rất nhiều bài thơ khác của Người: “Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng…” b. Mối giao cảm giữa người và trăng. Mặc cho những thiếu thốn khó khăn người vẫn hướng về cảnh đẹp đêm trăng với niềm say mê lớn thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và mãnh liệt . ? Nhận xét gì về cấu trúc của hai câu thơ này ? Tác dụng ? Nhân hướng song tiền khán/ minh nguyệt. Nguyệt/ tòng song khích khán/ thi gia. NT đối -> hành động cùng song song diễn ra -> một cuộc giao hòa gần gũi, thân thiết giữa người với trăng. ? Nếu chỉ là hành động người ngắm trăng, thì đó cũng là việc thường tình. Nhưng cái khác trong hành động ngắm trăng của Bác ở đây là gì ? Để ngắm trăng người tù phải hướng tâm hồn mình ra ngoài song sắt nhà tù để (tìm đến) ngắm vầng trăng sáng. - GV: Liên hệ bài ‘‘Tin thắng trận’‘ Trăng vào cửa sổ....... Việc quân đang bận..... Chuông lầu chợt........ Ấy tin thắng trận........ -> Người tù hướng tâm hồn ra ngoài cửa sổ. Vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau. Câu trúc đối làm nổi bật tình cảm song phương ‘‘mãnh liệt’‘ của cả người và trăng ? Vì sao khi ngắm trăng và được ngắm trăng, người tù bỗng thấy mình trở thành thi gia ? Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận tù đày của mình, tâm hồn được tự do rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, người tù trở thành thi sĩ. ? Hình ảnh song sắt đứng giữa người tù và vầng trăng có ýý nghĩa gì ? Hình ảnh song sắt chính là sức mạnh tàn bạo, lạnh lùng của nhà tù nhưng đã bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn (tự do) tri âm, tri kỉ tìm đến nhau. Dường như người tù không bận tâm về những gian khổ, thiếu thốn vật chất trong tù, hướng tâm hồn mình bay bổng cùng thiên nhiên cùng vầng trăng tri kỉ. ? Qua bài thơ em hiểu gì về Bác ? - Yêu thiên nhiên, momg muốn giao hòa với thiên nhiên. - Phong thái ung dung, lạc quan vượt lên hoàn cảnh tùt ngục => Đó chính là chất thép của người chiến sĩ CM . ? Nhận xét về biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ? Tác dụng ntn? => Phép đối, nhân hoá: Diễn tả sự hoà hợp giữa trăng và thi sĩ.và thấy được thái độ ung dung, t/y TN c’ người tù. ? Có ý kiến cho rằng: ‘‘Bài thơ là một cuộc vượt ngục tinh thần thành công của Bác’‘. ýý kiến của em ntn ? Bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác. Thể hiện một tinh thần thép. Bài thơ là minh chứng sinh động cho hai câu thơ Bác viết trang bìa tập NKTT: ‘‘Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao’‘. Ở hai câu thơ sau nghệ thuật nhân hóa và phép đối được sử dụng rất thành công. Vượt lên sự tàn bạo, tăm tối của ngục tù Người hướng về trăng, về ánh sáng, về cái đẹp, về khung trời tự do thể hiện phong thái ung dung và sức mạnh tinh thần kì diệu của Người. . ? Nêu những nét đặc sắc về mặt NT của bài thơ ? Thơ tứ tuyệt trữ tình vừa có màu sắc cổ điển vừa hiện đại. NT đối kết hợp với điệp ngữ và so sánh. ? Qua đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn Bác ? ? ý nghĩa văn bản ? Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp cảnh ngục tù . GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 4. Tổng kết. a. NT: + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán vừa mang dáng vẻ cổ điển vừa mang tinh thần thời đại mới. + Sử dụng phép đối sánh, tương phản, phép nhân hoá linh hoạt. + Lời thơ giản dị, hàm súc.. b. Nội dung: - Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp TN và phong thái ung dung trong hoàn cảnh tù ngục. 3. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3 ( 5’) ? Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: ‘‘Thơ Bác đầy trăng’‘. Hãy chép lại những bài thơ viết về trăng. Hình ảnh trăng trong các bài thơ đó có gì đáng chú ý? a) Rằm trăng lồng lộng trăng soi Sông xuân ..... Giữa dòng bàn bạc việc... Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền ( Nguyên tiêu ). -> Trăng xuân lồng lộng, bát ngát giữa sông xuân, trời xuân. b) Cảnh khuya: ‘‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.....’‘ -> Trăng ở núi rừng Việt Bắc, đẹp lộng lẫy đan cài vào cảnh vật -> Bức tranh thiên nhiên thơ mộng. c) Báo tiệp: ‘‘Trăng vào cửa sổ...’‘ -> Trăng khuya tinh tế, dí dỏm và chủ động đòi thơ =>Trăng trong thơ Bác thật nhiều vẻ, HCM luôn có tâm hồn nghệ sĩ, giao hoà với trăng – biểu tượng tuyệt vời cái đẹp của thiên nhiên, vũ trụ. IV. Luyện tập 4.Củng cố: ( 1’ ) Gv hệ thống lại NDKT cần nắm. 5.HDVN: ( 1’ ) - Học thuộc lòng bài thơ. So sánh hai bản nguyên tác và dịch thơ - Đọc và soạn trước: Đi đường: Hai câu thơ đầu nói về việc gì? Từ đó rút ra được tư tưởng gì? Theo em bài học rút ra từ hai câu thơ này là gì ? + Hai câu sau bộc lộ tâm trạng ntn của Bác ? + Theo em thì hình ảnh người tù cộng sản được hiện ra ntn qua bài thơ Đi đường? + Em có nhậ xét gì về cách kết thúc bài thơ của HCM? + Học xong bài thơ Đi đường em rút ra được triết lý gì cho bản thân? + Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ + Nêu cảm nghĩ về bài thơ. E. RKN ..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 30/01/21 15:14
Lượt xem: 1
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 15/1/2021 Tiết 85 Ngày giảng: CÂU CẦU KHIẾN A.Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Kiến thức chung:+ Đặc điểm hình thức, chức năng của câu cầu khiến. - Kiến thức trọng tâm: + Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. + Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng bài học:+ Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản. + Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Kĩ năng sống: + Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng câu cầu khiến theo mục đích giao tiếp cụ thể. + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cầu khiến. 3. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện. 4. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập, nhận diện và sử dụng được câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, sgk, sgv, tài liệu tham khảo HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, quy nạp, nêu vấn đề, thảo luận. D. Tiến trình dạy học - giáo dục 1.Ổn định tổ chức: ( 1’) 2.Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) ? Ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn để dùng làm gì ? Những câu nghi vấn dưới đây dùng để làm gì ? 1) Cụ tưởng tôi sướng hơn chăng? ( Nam Cao – Lão Hạc ). 2) Anh có thích đọc Tam Quốc không ? ( Nam Cao ). 3) Sao ! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả ? (Nguyễn Quang Sáng). 4) Sao không vào tôi chơi ? ( Nam Cao ). 3.Bài mới: Gv dẫn vào bài: ( 1’) Chúng ta đã học một số kiểu câu chia theo mục đích nói. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu tiếp một kiểu nữa đó là câu cầu khiến. Vậy câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng ntn ? Chúng ta cùng vào bài. Hoạt động 1: -Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của câu cầu khiến - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: quan sát,thảo luận, đàm thoại, phân tích, quy nạp, động não, trình bày, phản biện ... - Thời gian: 15 phút G chiếu ví dụ 1.a,b/30 Hs đọc ví dụ ? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? - H trả lời - G gạch trên bảng phụ a. Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. b. Đi thôi con. ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến? - Có những từ cầu khiến: thôi, đừng, đi, cứ. ? Ngoài các từ cầu khiến trên em hãy cho biết còn có những từ cầu khiến nào khác? Em hãy lấy ví dụ? - hãy, chớ... VD: bạn hãy mở cửa ra.- Bạn chớ có vào. ? Các câu cầu khiến trong ví dụ 1 dùng để làm gì? GV chiếu ví dụ 2.a,b/30,31- H đọc ? Cách đọc câu “Mở cửa !” trong (b) có khác cách đọc câu “mở cửa” ở câu (a) không? - Câu b phát âm với giọng đọc nhấn mạnh hơn. ? Câu “Mở cửa!” trong b dùng để làm gì, khác với câu “mở cửa” trong a ở chỗ nào. a. Mở cửa.->Câu tt trả lời câu hỏi “Anh làm gì đấy?” b. Mở cửa ! -> Câu cầu khiến dùng để yêu cầu người khác thực hiện hoạt động mở cửa. - Trong hai câu trên câu b là câu cầu khiến G: Như vậy là ngữ điệu và mục đích của 2 câu này khác nhau. Một câu đọc với ngữ điệu của câu trần thuật, còn một câu đọc với ngữ điệu của câu cầu khiến. Sự khác nhau đó thể hiện bằng 2 dấu kết thúc câu khác nhau. ? Qua tìm hiểu 2 ví dụ, em thấy câu cầu khiến thường được kết thúc bằng dấu câu nào? - Câu cầu khiến thường kết thức câu bằng dấu chấm than, nhưng có khi kết thúc bằng dấu chấm ? Qua phân tích các ví dụ, em hãy khái quát chung về đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? H: nêu G: khái quát – H đọc ghi nhớ: Sgk/31 Hoạt động 2 : -Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào làm BT SGK -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: thực hành, vận dụng, trình bày, ra quyết định, phản biện... - THời gian: 20 phút I. Đặc điểm, hình thức và chức năng 1 Khảo sát, PT NL * NL 1: - câu cầu khiến a. Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. b. Đi thôi con. - Đặc điểm hình thức: Có những từ cầu khiến: thôi, đừng, đi, cứ. - Chức năng: khuyên bảo, yêu cầu * NL 2: Câu a: Thông báo, trả lời câu hỏi. - Câu b phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn. Dùng đề nghị, ra lệnh -> Câu cầu khiến => kết thúc câu cầu khiến: dấu chấm than, có khi là dấu chấm 2. Ghi nhớ: Sgk/31 II. Luyện tập Bài tập 1: a. vắng chủ ngữ. Dựa vào văn bản thì chủ ngữ là Lang Liêu. b. chủ ngữ: ông giáo, ngôi thứ 2 số ít. c. chủ ngữ: chúng ta , ngôi thứ 1 số nhiều. * Có thể thay đổi, thêm, bớt hình thức chủ ngữ của các câu trên: a. Con hãy…vương (ý nghĩa không đổi, tính chất yêu cầu nhẹ nhàng hơn). b. Hút thuốc đi (ý nghĩa kô đổi nhưng yêu cầu mang tính chất ra lệnh, có vẻ kém lịch sự) c. Các anh đừng làm……..không (ý nghĩa của câu bị thay đổi: Chúng ta: bao gồm tất cả người nói và người nghe; các anh chỉ có người nghe). Bài tập 2/32 a. Thôi, im …đi (vắng chủ ngữ). b. Các em đừng khóc. Chủ ngữ: Các em, ngôi thứ 2 số nhiều. c. Đưa tay cho tôi mau! - Cần lấy tay tôi này! -> Dùng dấu chấm than, vắng chủ ngữ, chỉ có ngữ điệu cầu khiến. -> Trong tình huống cấp bách, gấp gáp, đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh, kịp thời, câu cầu khiến phải ngắn gọn, vì vậy CN chỉ người tiếp nhận thường vắng mặt. Bài tập 3/32 a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột ! b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. - Câu a không có CN, ngữ điệu được nhấn mạnh, thể hiện bằng dấu chấm than. - Câu b có CN, ngôi thứ 2, số ít, ngữ điệu không nhấn mạnh, thể hiện bằng dấu chấm, ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ tình cảm động viên. Bài tập 4/32 - Có mục đích cầu khiến: Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp 1 cái ngách từ nhà mình sang nhà Dế Mèn: Dế Choắt tự cho mình là vai dưới so với Dế Mèn-> khiêm nhường, rào đón -> tác giả không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn=> giúp cho ý cầu khiến nhẹ hơn, phù hợp với tính cách Dế Choắt. Bài tập 5/33 - Hai câu “Đi đi con.”, “Đi thôi con.” không thể thay thế cho nhau được vì: có ý nghĩa rất khác nhau + Câu 1: Chỉ có người con đi + Câu 2: người con đi cùng người mẹ. 4. Củng cố : ( 2)’ ? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? 5. Hướng dẫn học bài: (2’) - Học thuộc ghi nhớ, hoàn chỉnh các bài tập vào vở bài tập - Viết đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến. - Đọc- Chuẩn bị nội dung bài học sau: Câu cảm thán: + Đọc đoạn trích và tìm câu cảm thán. Nhờ vào đặc điểm và hình thức ntn? + Dấu chấm than câu cảm thán dùng để làm gì? + Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán có dùng câu cảm thán không? + Làm phần luyện tập. E. RKN ...............……………………………………………………………………… ...............……………………………………………………………………… ...............……………………………………………………………………… Ngày soạn: 15/1/2021 Tiết 87,88 Ngày giảng: NGẮM TRĂNG ( HỒ CHÍ MINH ) A.Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: - Kiến thức chung: HS cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời . HS thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ. - Kiến thức trọng tâm: + Hiểu được bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh. + Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong cảnh ngục tù. + Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng bài học: + Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm. + Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. - Kĩ năng sống: + Kĩ năng giao tiếp: Trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ. + Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ. + Xác định giá trị bản thân: Biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương đất nước. 3. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện. 4. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập Bác ở tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung và bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng. B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, sgk, sgv, máy chiếu, tài liệu tham khảo HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, giảng bình, phân tích, nêu vấn đề. D. Tiến trình dạy học- giáo dục: 1.Ổn định tổ chức: ( 1’) 2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) ? Đọc thuộc lòng bài thơ ‘‘Tức cảnh Pác Bó’. NT đặc sắc của bài thơ là gì ? 3.Bài mới: ( 1’) - Gv dẫn vào bài: Giáo viên giới thiệu tập NKTT -> Hs quan sát -> Đây là tập thơ cảm hứng trữ tình duy nhất của HCM được Người sáng tác khá liên tục trong chuỗi ngày bị tù đày ở Quảng Tây (Trung Quốc).Tập thơ gồm 133 bài viết bằng chữ Hán. Trăng vốn là đề tài quen thuộc trong thơ Bác VD ‘‘Cảnh khuya, ‘‘Rằm tháng giêng’‘, ‘‘Ngắm trăng’‘ là bài thơ nằm trong tập NKTT viết về một cuộc ‘‘ngắm trăng’‘thật đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong nhà tù..... Chúng ta cùng tìm hiểu bài . Trong cuộc đời làm Cách mạng gian khổ của mình, Bác có 14 tháng bị giam cầm trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Trong “Mười bốn trăng tê tái gông cùm” ấy, Người đã để lại cho chúng ta một tập thơ “Nhật kí trong tù” rất có giá trị. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết về tập thơ này: “Con đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn toả rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 bài thơ nhỏ trong tập thơ bất hủ của Người để thấy rõ hơn chất thép và chất tình của một hồn thơ vĩ đại: Hồ Chí Minh! Hoạt động 1. -Mục tiêu: Hs nắm được những nét chính về hoàn cảnh sáng tác bài thơ . -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: Trực quan, nêu VĐ, đàm thoạ tái hiện, động não. - Thời gian: 5 phút ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?Nêu đặc điểm bài thơ? Tháng 8- 1942: Thời kỳ Bác bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải đi hết nhà tù này đến nhà tù khác trong hơn một năm trời. Ở trong tù Bác đã sáng tác rất nhiều bài thơ với mục đích: ? Mục đích sáng tác? Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do GV chiếu một số hình ảnh của tập thơ “Nhật kí trong tù” GV yêu cầu HS nhắc lại những bài thơ có hình ảnh trăng của Bác I.Giới thiệu chung. - Bài thơ được sáng tác trong ngục , in trong tập Nhật kí trong tù. - Bài thơ viết bằng chữ Hán, theo thể thơ tứ tuyệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của HCM Hoạt động 2. -Mục tiêu: Đọc hiểu bài thơ, cảm nhận giá trị ND, NT , tư tưởng của bài thơ - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: Sơ đồ tư duy, đàm thoại, giảng bình, phân tích, trình bày, phản biện.... - Thời gian: 26 phút ? Theo em bài thơ này cần đọc với giọng như thế nào? Hs trả lời. - Gv đọc trước. Gọi h/s đọc: đọc 3 văn bản ? Nêu chủ đề của mỗi bài thơ ? Ghi lại 1 buổi ngắm trăng trong tù của Bác ? Nhận diện thể thơ? Em đã học những bài thơ nào thuộc thể thơ này? (nêu đặc điểm) Thơ thất ngôn tứ tuyệt - Sông núi nước Nam; Cảnh khuya; Tức cảnh Pác Bó. ? PTBĐ của bài thơ ? Nhân vật trữ tình trong bài thơ? Có quan hệ như thế nào với tác giả ? Người ngắm trăng .Thống nhất với tác giả ? Đối chiếu phần dịch nghĩa với dịch thơ? Đọc bài thơ (cả 3 phần) Câu 1: dịch sát ý Câu 2; “nại nhược hà” dịch là “khó hững hờ” chưa sát nghĩa, mất cấu trúc của câu nghi vấn Câu 3,4: Mất đi cấu trúc đăng đối giữa 2 câu: - Nhân – Thi gia - Nhân - Nguyệt Ở câu 4: hai từ nhòm, ngắm chưa cô đúc. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với bố cục: câu 1: Khai đề, Câu 2: thừa đề, Câu 3: Chuyển đề; Câu 4: hợp đề . ? Theo ý trên em có thể chia bài thơ “Ngắm trăng” như thế nào? 2 ý: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng và nỗi lòng của Bác. 2 câu sau: Mối giao cảm giữa con người và trăng. “Vọng nguyệt” là một đề tài như thế nào của văn học? Vọng nguyệt hay đối nguyệt, khán minh nguyệt là 1 đề tài rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu và hoa thì thưởng trăng mới thật mĩ mãn, thú vị. Nhìn chung người ta chỉ ngắm trăng khi tâm hồn thư thái, thảnh thơi. Ngắm trăng là thú thanh nhã của tao nhân mặc khách. ? Theo em, tính biểu cảm trong bài thơ là trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao ? Biểu cảm trực tiếp. Từ cuộc ngắm trăng trong tù, tác giả trực tiếp bộc lộ niềm say mê vẻ đẹp thiên nhiên của mình. II. Đọc - hiểu VB. 1. Đọc và tìm hiểu chú thích: 2. Bố cục: ( 4 phần ) ? Câu thơ đầu cho thấy Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ? Khi Bác bị giam cầm trong nhà tù TGT: thiếu thốn đủ thử, k0 rượu và cũng k0 có hoa. Điệp ngữ “Không” cho thấy sự thiếu thốn vật chất, mất tự do, cực khổ. Mở đầu bài thơ bằng hai tiếng “trong tù” (ngục trung) Bác đã ý thức một cách đầy đủ về sự nghiệt ngã của cuộc sống ở trong đó. Ấy là nơi mà người ta phải chịu mọi thứ đoạ đày, mọi thứ khổ ải, nơi người ta phải sống trong một kiểu sinh hoạt hoàn toàn xa lạ với con người, thiếu thốn mọi thứ. Ấy là nơi mà nói như Bác : Rệp bò lổm ngổm như xe cóc. Muỗi lượn nghênh ngang tựa máy bay. ? Chữ ‘‘vô‘‘ lặp lại trong câu thơ này có ýý nghĩa gì? Như lời khẳng định không hề có rượu và có hoa cho cuộc thưởng ngoạn . ? Tại sao trong tù thiếu thốn đủ mọi thứ mà ở đây Bác chỉ nhắc đến rượu và hoa ? Rượu và hoa là những thứ mà thi nhân thường có để ngắm trăng. Có rượu để có thể cất chén mời trăng sáng, có rượu để thi hứng thêm nồng và hoa làm cho cảnh thêm lãng mạn và thơ mộng . - GV : Các thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng; có rượu và hoa thì thưởng trăng mới thật mĩ mãn. Nói chung người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, HCM ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù! Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là một tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của cái nhà tù tàn bạo ấy làm sao phù hợp với việc thưởng nguyệt! làm sao có rượu và hoa để thưởng trăng? GV bình: Cái thiếu ấy là cái thiếu cho một nhà thơ, chứ không là cái thiếu cho một người tù. Xưa nay, có nhà thơ nào ngắm trăng mà lại không cần đến rượu, chí ít cũng có hoa. Có rượu để thêm một chút men nồng, đã có thể cất chén cùng trăng đối ẩm. Có hoa để nhận ra ánh trăng sáng tỏ, lung linh. Chả thế mà thi hào Lí Bạch đã từng: Cất chén mời trăng sáng. Còn Nguyễn Du thì ca ngợi: Khi chén rượu, khi cuộc cờ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên. ? Ở trong tù nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên mà Bác bỗng thấy xốn xang, bối rối, theo em đó có phải tâm trạng thông thường của 1 người tù không? Vậy đó là tâm trạng của ai? Tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên với những rung cảm mạnh mẽ. ? Điều đó cho ta thấy được tình cảm và phẩm chất gì của Bác? Yêu thiên nhiên, nhạy cảm và lạc quan yêu đời. GV: Bác yêu thiên nhiên! Đó là điều ta đã biết. Nhưng dẫu vậy, ta vẫn bất ngờ về tâm trạng bối rối rất thật, rất nghệ sĩ của Bác. Không tha thiết với thiên nhiên, không thực lòng coi thiên nhiên là bạn thì không thể có tâm trạng xốn xang ấy. Hai câu thơ viết nơi lao tù mà rạo rực tình cảm với thiên nhiên.Ta cũng đã từng hơn 1 lần gặp cái tâm trạng băn khoăn, bối rối day dứt ấy của người trước vầng trăng cao khiết trong bài "Trung thu”: Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt. Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu ? Trên cơ sở phân tích ấy, em có nhận xét gì về câu thơ dịch “ Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ”? HS: Câu thơ dịch, dù đã cố gắng bảo đảm ý của câu thơ nguyên tác song do không giữ được dạng câu nghi vấn nên đã không diễn tả được hết sự băn khoăn, bối rối của Bác. ? Biện pháp NT nào được sử dụng? Tác dụng ntn? => Tả thực, liệt kê: KĐ sự thiếu thốn k0 hề có rượu, k0 hề có hoa cho sự thưởng ngoạn của con người ? Như vậy ở hai câu thơ đầu em cảm nhận được điều gì? Sau phút bối rối xốn xang ấy nhân vật trữ tình đã có hành động gì? à sang phần b 3. Phân tích. Hai câu đầu: a. Hoàn cảnh ngắm trăng và nỗi lòng của Bác. Với giọng điệu bình thản và nhịp nhàng. Đã làm nổi bật hình ảnh Bác ngắm trăng trong cảnh tù đày với tấm lòng xốn xang, bối rối, rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp. ? Đọc câu thơ thứ hai, so sánh với nguyên tác có gì khác nhau về lời thơ, về kiểu câu? 3 tiếng ‘‘nại nhược hà’‘ (biết làm thế nào) dịch thành ‘‘khó hững hờ’‘ đổi từ câu hỏi thành câu trần thuật làm mất đi cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ, rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác Hồ. ‘‘Khó hững hờ’‘ cho thấy hình như nhân vật trữ tình quá bình thản, có phần hững hờ chứ không rung động mạnh mẽ như trong nguyên tác. ? Trước cảnh đẹp đêm trăng, nhân vật trữ tình có tâm trạng như thế nào? Xốn xang, bối rối trước cảnh đêm trăng qúa đẹp. ? Câu thơ nghi vấn dùng để bộc lộ điều gì? - Tâm trạng xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của tác giả. -Thể hiện tâm trạng tình yêuTN của tác giả ? Ở câu 3 cho em thấy con người chủ động vượt qua song sắt nhà tù hướng ra ngoài trời đến với trăng. Đến câu 4 em nhận thấy trăng như thế nào? ? Trăng cũng chủ động theo khe cửa “tòng song khích” đến với người? Em có nhận xét nghệ thuật của hai câu thơ? Tác dụng? Nghệ thuật nhân hóa, đăng đối giữa hai câu thơ Tác dụng: gợi tả trăng như có linh hồn, gần gũi thân thiết, diễn tả mối quan hệ gắn bó, tri kỉ giữa trăng và người; cả 2 cùng hướng về nhau GV bình: Người tù hướng tâm hồn ra ngoài cửa sổ. Vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. Không còn ranh giới giữa người với trăng nữa, hồn người vút lên trăng, ánh trăng tỏa xuống người, người là trăng mà trăng cũng là người, trăng cũng mê say như người và người cũng tỏa sáng như trăng. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau làm nổi bật tình cảm song phương “mãnh liệt” của cả người và trăng. ? Giữa người và trăng còn có một vật cản. Đó là vật nào? Vật ấy có ý nghĩa gì trong tình cảm giữa người và trăng không? Song cửa Không, vật cản ấy trở thành kẻ phụ họa, thành kẻ dẫn đường cho “nhân” và “nguyệt” tìm đến với nhau, trong cùng một hành động “khán” (nhìn) ? Chính trong mối giao cảm ấy đã xuất hiện một sự hoá thân kỳ diệu em hãy chỉ ra điều đó? GV bình: NHÂN – THI GIA Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận của mình, tâm hồn tự do rung động trước vẻ đẹp của trăng,đó là giây phút thăng hoa của tâm hồn thi nhân: người tù trở thành nhà thơ. Yêu thiên nhiên đến độ đồng cảm với thiên nhiên, ấy đã là một tình yêu lớn. Nhưng yêu trăng đến độ hòa nhập với trăng như thế, ấy là đã vượt ra khỏi độ thường tình của tình yêu, ấy là tình yêu chỉ những nhân cách thực sự thanh cao mới có. Bài thơ mở bằng “trong tù” nhưng đóng lại bằng “thi gia”. Trong ngục mà không có người tù, lại chỉ có nhà thơ. Cách đóng lại thật bất ngờ và thú vị. Bất ngờ nhưng hợp lẽ và hợp tình. Bởi với một tình cảm như thế, một tâm hồn như thế, quả không nhà tù nào còn có nghĩa nữa. ?Có ý kiến cho rằng bài thơ là 1 cuộc vượt ngục về tinh thần? Ý kiến của em như thế nào? HS: Thảo luân nhóm bàn(1p) DK: Đó là sức mạnh kỳ diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Nhà tù đen tối >>Vầng trăng thơ mộng => song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa, bát lực trước những tâm hồn tri âm, tri kỷ.Cái duyên văn chương từ lâu đã gắn bó vầng trăng với nhà thơ, bất chấp cả ngục tù. Có chất say và chất mộng : vầng trăng có linh hồn, có nét mặt, có ánh mắt. ? Vì sao trước cảnh đêm trăng đẹp như vậy Bác lại cảm thấy bối rối ? Vì hoàn cảnh thực tại oái oăm của mình. Ngắm trăng ở trong tù mà lại thiếu rượu, thiếu hoa. Đêm trăng đẹp lộng lẫy khiến Người cảm thấy tiếc, thấy bối rối. ? Qua 2câu thơ em hiểu gì về con người Bác? ? Qua bài thơ em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của thơ Bác? Tâm hồn Bác? - Tình yêu thiên nhiên mạnh mẽ, sâu sắc. - Sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cộng sản. => Tinh thần thép của một phong thái ung dung, tự tại - Thơ Bác có sự kết hợp hài hoà yếu tố cổ điển - hiện đại. GV bình: HCM ngắm trăng rất giống người xưa nhưng cũng rất khác người xưa. Người xưa ngắm cảnh trăng thấy trăng đẹp trăng trong thì ngậm ngùi cho kiếp trầm luận cát bụi như Lý Bạch: “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Cúi đầu nhớ cố hương.” Còn Bác, Bác tìm thấy vẻ đẹp của cõi người trong ánh trăng vằng vặc kia. Người ngắm trăng và trăng cũng mê người như hai người bạn tâm giao tri kỉ. Bài thơ thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác nhưng nổi bật lên là chất thép, chất chiến sĩ. Đặt trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ (cùm xích, muỗi rệp, ghẻ lở, lạnh ... mới thấy nổi một việc có được cảm hứng thơ là thép rồi. Từ bóng tối nhà lao, tâm hồn Bác hướng ra ánh sáng. Quả đúng như nhà thơ Hoàng Trung Thông từng nhận xét: “Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. Chất thép ấy ta còn có thể gặp ở rất nhiều bài thơ khác của Người: “Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng…” b. Mối giao cảm giữa người và trăng. Mặc cho những thiếu thốn khó khăn người vẫn hướng về cảnh đẹp đêm trăng với niềm say mê lớn thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và mãnh liệt . ? Nhận xét gì về cấu trúc của hai câu thơ này ? Tác dụng ? Nhân hướng song tiền khán/ minh nguyệt. Nguyệt/ tòng song khích khán/ thi gia. NT đối -> hành động cùng song song diễn ra -> một cuộc giao hòa gần gũi, thân thiết giữa người với trăng. ? Nếu chỉ là hành động người ngắm trăng, thì đó cũng là việc thường tình. Nhưng cái khác trong hành động ngắm trăng của Bác ở đây là gì ? Để ngắm trăng người tù phải hướng tâm hồn mình ra ngoài song sắt nhà tù để (tìm đến) ngắm vầng trăng sáng. - GV: Liên hệ bài ‘‘Tin thắng trận’‘ Trăng vào cửa sổ....... Việc quân đang bận..... Chuông lầu chợt........ Ấy tin thắng trận........ -> Người tù hướng tâm hồn ra ngoài cửa sổ. Vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau. Câu trúc đối làm nổi bật tình cảm song phương ‘‘mãnh liệt’‘ của cả người và trăng ? Vì sao khi ngắm trăng và được ngắm trăng, người tù bỗng thấy mình trở thành thi gia ? Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận tù đày của mình, tâm hồn được tự do rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, người tù trở thành thi sĩ. ? Hình ảnh song sắt đứng giữa người tù và vầng trăng có ýý nghĩa gì ? Hình ảnh song sắt chính là sức mạnh tàn bạo, lạnh lùng của nhà tù nhưng đã bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn (tự do) tri âm, tri kỉ tìm đến nhau. Dường như người tù không bận tâm về những gian khổ, thiếu thốn vật chất trong tù, hướng tâm hồn mình bay bổng cùng thiên nhiên cùng vầng trăng tri kỉ. ? Qua bài thơ em hiểu gì về Bác ? - Yêu thiên nhiên, momg muốn giao hòa với thiên nhiên. - Phong thái ung dung, lạc quan vượt lên hoàn cảnh tùt ngục => Đó chính là chất thép của người chiến sĩ CM . ? Nhận xét về biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ? Tác dụng ntn? => Phép đối, nhân hoá: Diễn tả sự hoà hợp giữa trăng và thi sĩ.và thấy được thái độ ung dung, t/y TN c’ người tù. ? Có ý kiến cho rằng: ‘‘Bài thơ là một cuộc vượt ngục tinh thần thành công của Bác’‘. ýý kiến của em ntn ? Bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác. Thể hiện một tinh thần thép. Bài thơ là minh chứng sinh động cho hai câu thơ Bác viết trang bìa tập NKTT: ‘‘Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao’‘. Ở hai câu thơ sau nghệ thuật nhân hóa và phép đối được sử dụng rất thành công. Vượt lên sự tàn bạo, tăm tối của ngục tù Người hướng về trăng, về ánh sáng, về cái đẹp, về khung trời tự do thể hiện phong thái ung dung và sức mạnh tinh thần kì diệu của Người. . ? Nêu những nét đặc sắc về mặt NT của bài thơ ? Thơ tứ tuyệt trữ tình vừa có màu sắc cổ điển vừa hiện đại. NT đối kết hợp với điệp ngữ và so sánh. ? Qua đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn Bác ? ? ý nghĩa văn bản ? Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp cảnh ngục tù . GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 4. Tổng kết. a. NT: + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán vừa mang dáng vẻ cổ điển vừa mang tinh thần thời đại mới. + Sử dụng phép đối sánh, tương phản, phép nhân hoá linh hoạt. + Lời thơ giản dị, hàm súc.. b. Nội dung: - Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp TN và phong thái ung dung trong hoàn cảnh tù ngục. 3. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3 ( 5’) ? Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: ‘‘Thơ Bác đầy trăng’‘. Hãy chép lại những bài thơ viết về trăng. Hình ảnh trăng trong các bài thơ đó có gì đáng chú ý? a) Rằm trăng lồng lộng trăng soi Sông xuân ..... Giữa dòng bàn bạc việc... Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền ( Nguyên tiêu ). -> Trăng xuân lồng lộng, bát ngát giữa sông xuân, trời xuân. b) Cảnh khuya: ‘‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.....’‘ -> Trăng ở núi rừng Việt Bắc, đẹp lộng lẫy đan cài vào cảnh vật -> Bức tranh thiên nhiên thơ mộng. c) Báo tiệp: ‘‘Trăng vào cửa sổ...’‘ -> Trăng khuya tinh tế, dí dỏm và chủ động đòi thơ =>Trăng trong thơ Bác thật nhiều vẻ, HCM luôn có tâm hồn nghệ sĩ, giao hoà với trăng – biểu tượng tuyệt vời cái đẹp của thiên nhiên, vũ trụ. IV. Luyện tập 4.Củng cố: ( 1’ ) Gv hệ thống lại NDKT cần nắm. 5.HDVN: ( 1’ ) - Học thuộc lòng bài thơ. So sánh hai bản nguyên tác và dịch thơ - Đọc và soạn trước: Đi đường: Hai câu thơ đầu nói về việc gì? Từ đó rút ra được tư tưởng gì? Theo em bài học rút ra từ hai câu thơ này là gì ? + Hai câu sau bộc lộ tâm trạng ntn của Bác ? + Theo em thì hình ảnh người tù cộng sản được hiện ra ntn qua bài thơ Đi đường? + Em có nhậ xét gì về cách kết thúc bài thơ của HCM? + Học xong bài thơ Đi đường em rút ra được triết lý gì cho bản thân? + Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ + Nêu cảm nghĩ về bài thơ. E. RKN ..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

