Danh mục
Ngữ văn 8 Tuần 11.
Thích 0 bình luận
Tác giả: Trịnh Thị Thanh Tâm
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 15/11/20 09:21
Lượt xem: 1
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 10/11/2020 Giảng: Tiết 41,42 : Văn bản THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 Hoạt động 1: Khởi động : - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Thời gian: 5’ - Kĩ thuật, PP:thuyết trình. GV cho HS nghe bài hát: “ Ngôi nhà chung của chúng ta” ? Trong chương trình Ngữ văn 6, 7 em đã học những văn bản nhật dụng nào? Đề cập đến những vấn đề gì? Hãy kể tên các văn bản đó? Giới thiệu vào chủ đề. Chủ đề “ VĂN BẢN NHẬT DỤNG” gồm bài: các bài: Tiết 39: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, tiết 45: Ôn dịch , thuốc lá , tiết 49 : Bài toán dân số + Được phân chia trong PPCT hiện hành. Sắp xếp theo chủ đề gồm các tiết: 39,40,41. + Số tiết dạy: 3 tiết + GV hướng dẫn các em tìm hiểu Tiết 1 của chủ đề ( Tiết 39 theo PPCT): Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000,. GV trình chiếu một số hình ảnh về sự ô nhiếm của môi trường sống hiện nay do việc sử dụng bao bì ni lông gây ra – HS đánh giá, nhận xét Một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay là làm gì để giữ cho trái đất xanh, sạch, đẹp khi môi trường xung quanh chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến mối nguy hiểm đó? Trước hết là do rác thải.Chính vì vậy mà năm 2000 lần đầu tiên VN tham gia. Ngày trái đất đã lựa chọn một chủ đề thiết thực phù hợp với hoàn cảch VN: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục đích: Hs nắm được những nét cơ bản về xuất xứ tác phẩm - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình,nêu giải quyết vấn đề - Thời gian: 30 phút - Cách thức tiến hành: ?) Nêu xuất xứ của văn bản? - 2 HS – GV chốt ?) Em hãy làm một bài toán nhanh: 1 ngày, 1 gia đình ở VN chỉ sử dụng một bao ni lông thì cả nước sẽ có bao nhiêu túi ni lông vứt vào môi trường trong một ngày? 1 năm? - 25 triệu/ 1 ngày, 9 tỉ / 1 năm - Em hãy cho biết văn bản thuộc kiểu loại nào? Vì sao? PTBĐ ? ?) Nếu văn bản thuyết minh nhằm trình bày tri thức về các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội thì văn bản trên có thuộc kiểu thuyết minh không? Vì sao - Có, vì cung cấp cho mọi người những căn cứ rõ ràng về tác hại của việc dùng bao ni lông... ?) Tính nhật dụng của văn bản này là gì? - Vấn đề bảo vệ sự trong sạch của môi trường trái đất -> Mang tính thời sự 2.2 Đọc – hiểu văn bản Bước 1:Đọc, chú thích - Mục đích: Hs biết cách đọc, - Phương pháp: Giới thiệu, đọc mẫu, - Thời gian: 5 phút - Cách thức tiến hành: GV nêu yêu cầu đọc: to, rõ ràng, thể hiện rõ lời kêu gọi -> 2 HS đọc ?) Giải thích các từ khó (7 từ) - GV: giải thích từ Pla- xtic ( chất dẻo) gọi chung là nhực là những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử lớn gọi là pôlime. Túi nilông chủ yếu được sản xuất từ hạt PE (pô-li-prô-pi-lin) và nhựa tái chế. Các túi nilông cũng như các loại nhựa có một đặc tính chung là không thể phân huỷ. Nếu không bị tiêu huỷ thì bao ni lông có thể tồn tại 20 -> 5000 năm I. Giới thiệu chung 1. Xuất xứ: - Phát đi ngày 22/4/2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia “Ngày trái đất” *Kiểu loại Vb : nhật dụng *PTBĐ : Thuyết minh II. Đọc, hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chú thích Bước 2: Kết cấu, bố cục - Mục đích: Hs nắm được bố cục văn bản. - Phương pháp: Vấn đáp. - Thời gian: 1 phút - Cách thức tiến hành: ?) VB chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần? - Đ1: Từ đầu -> từng khu vực : Sơ lược nguồn gốc và nguyên nhân ra đời của “Ngày trái đất” - Đ2: Tiếp -> trẻ sơ sinh....môi trường: Nêu và giải thích tác hại của bao bì ni lông, các b/pháp hạn chế - Đ3: Còn lại : Lời kêu gọi ? Nhận xét gì về bố cục - Chặt chẽ, rõ ràng, hợp lí ( nguyên nhân- tác hại – giải pháp – kêu gọi \ Bước 3: Phân tích - Mục đích:HS nắm được giá trị của văn bản - Phương pháp: gợi mở, động não, nêu vấn đề, giảng bình, trình bày một phút - Thời gian: 15p - Cách thức tiến hành: ?) Theo dõi phần mở bài và cho biết: những sự kiện nào được thông báo? - Ngày 22.4 hàng năm là “Ngày trái đất” mang chủ đề bảo vệ môi trường - Có 141 nước tham dự – Năm 2000: VN tham gia với chủ đề “ Một ngày không sử dụng bao ni lông” ?)Văn bản này chủ yếu th. minh cho sự kiện nào? Nhận xét cách trình bày áỏc sự kiện đó? - 1 ngày không dùng bao bì ni lông -> thuyết minh bằng các số liệu cụ thể, đi từ thông tin khái quát -> cụ thể; lời thông báo trực tiếp ngắn gọn -> dễ hiểu, dễ nhớ 2. Bố cục: 3 đoạn 3. Phân tích a. Thông báo về Ngày trái đất - Thuyết minh bằng cỏc số liệu cụ thể, đi từ thụng tin khái quát - > đến thông tin cụ thể. Lời thông báo trực tiếp ngắn gon, dễ hiểu, dễ nhớ về “một ngày không dùng bao ni lông” ? Từ đó em thấy phần đầu VB có những nội dung quan trọng nào? - TG rất quan tâm đến bảo vệ môi trường TĐ - VN cùng hành động “Một ngày không sd bao ni lông - 2 – 3 HS trình bày -> GV chốt và chuyển ý - Một vấn đề mà ai cũng biết, cũng thấy. song rất nhiều người không hiểu đúng , làm đúng-> vấn đề này đang là mối nguy cơ đe doạ sự ô nhiễm môt trường , gây tác hại đối với cuộc sống của con người ( có tính thời sự cao) Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm * Hình thức: Nhóm 3 bàn * Thời gian: 10 phút * Nội dung: (Gv chiếu câu hỏi thảo luận lên màn hình, Hs quan sát, thảo luận và ghi chép nội dung thống nhất trong nhóm) 1. HS qs phần 2 ?) Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản của việc dùng bao ni lông gây nguy hại cho môi trường? ?) Vậy việc dùng bao ni lông có tác hại gì? 2. HS quan sát phần 3 Hiện nay có những phương thức nào để xử lý bao bì ni lông? Các phương thức đó chưa được ở chỗ nào ? hãy pt ? ?) Văn bản đưa ra các biện pháp hạn chế... như thế nào? Biện pháp nào hiệu quả nhất? Hết thời gian Các nhóm ổn định Vấn đáp, bổ sung các nội dung Ghi bảng các ý cơ bản Ghi chép Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản của việc dùng bao ni lông gây nguy hại cho môi trường? - Do tính phân huỷ của plastíc : không phân huỷ - Ở VN: mỗi ngày thải ra hàng triệu bao ni lông, chủ yếu vứt bừa bãi nơi công cộng, ao hồ... - Mọi người nhìn thấy dễ dàng bỏ qua... ?) Vậy việc dùng bao ni lông có tác hại gì? - Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật - Cản trở sự phát triển của cỏ -> xói mòn - Làm tắc đường thoát nước, tăng khả năng ngập lụt, tạo điều kiện cho muỗi phát triển -> lây bệnh truyền dịch - Trôi ra biển, sinh vật chết vì nuốt phải - Làm ô nhiễm thực phẩm -Khi bị đốt gây độc hại...(ung thư..) ?) Tác giả đã dùng phương pháp nào để nêu tác hại...? - Liệt kê + phân tích => liệt kê tác hại; phân tích cuộc sống thực tế ?) Tác dụng của các thuyết minh đó? - Vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn -> ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ ?) Trước khi có những thông tin này, em còn biết những tác hại nào nữa của bao bì nilông - Mất mĩ quan nơi công cộng, di tích, thắng cảnh - Dùng dể gói đựng các loại rau quả ,rác thảI khác sẽ sinh ra các chất NH3, CH4,là những chất cực độc hại - Rác nilông đổ cùng rác thảI khác làm ngăn cản quá trình hấp nhiệt , trao đổi độ ẩm trong các bãi rác , làm cho phát triển các loại vi sinh vật - Mất nhiếu đất đai cach tác cho các bãi rác - Chế tạo túi ni lông màu có những chất độc hại vì túi nilông này làm ô nhiễm thực phẩm bởi trong túi nilông có chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi có tác hại cho não, ung thư phổi -> GV nhận xét – trình chiếu tranh ảnh về tác hại của bao bì nilông ( và chuyển ý) *GV bình: Việc phát minh ra chất dẻo hoá học trên là một thành tựu lớn của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng chính con người lại không biết dùng một cách khoa học tự làm hại mình, hại mọi người kiểu “gậy ông đập lưng ông” b. Nguyên nhân ,tác hại của việc dùng bao ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng chúng - Nguyên nhân: tính không phân huỷ của pla-xtic là nguyên nhân cơ bản khiến bao bì nilông gây nguy hại tơí môi trường và sức khoẻ con người. - Tác hại: Với cách liệt kê , phân tích các cơ sở thực tế khoa học ngắn gọn, rõ ràng nổi bật tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng bao bì nilông: Ô nhiễm môi trường, phát sinh bệnh hiểm nghèo, có thể gây chết người. ?) Hiện nay có những phương thức nào để xử lý bao bì ni lông? Các phương thức đó chưa được ở chỗ nào ? hãy pt ? Có 3 cách sau: - Chôn lấp HS thảo luận và chọn cách xử lí hạn - Đốt chế tác hại của việc dùng bao ni lông - Tái chế ? Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả ở phần này - Liệt kê - phân tích có cơ sở thực tế, khoa học, sáng rõ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ có tác động mạnh tới người đọc ? Biết ding bao ni lông là có hại như vậy sao vẫn được sử dụng - Rẻ, tiên lợi -Tiết kiệm 40% năng lượng so với bột gỗ -> lợi bất cập hại ?) Văn bản đưa ra các biện pháp hạn chế... như thế nào? Biện pháp nào hiệu quả nhất? - Hạn chế tối đa dùng bao ni lông - Thông báo cho mọi người hiểm hoạ của việc lạm dụng bao bì ni lông đối với môi trường và đối với con người ? Trước hiểm hoạ của việc sử dụng bao ni lông bừa bãi chúng ta phải làm gì? - Thay đổi thói quen, giặt bao ni lông đẻ dùng lại - Khụng sd bao ni lụng khi khụng cần thiết - Dựng tỳi bằng giấy, lỏ... - Tuyên truyền để mọi người hiểu ?Nêu tác dụng của từ “vì vậy” -liên kết các ý được trình bày, dẫn dắt suy nghĩ của người đọc một cách tự nhiên ? Nêu ý kiến của em về những giảI pháp này - Hợp tình, hợp lí, có tính khả thi ? Yếu tố quan trọng nhất để thực hiện giảI pháp đó - ý thức của con người * GV: Từ “Vì vậy” như một cầu nối chặt chẽ dẫn dắt suy nghĩ của người đọc một cách tự nhiên... * HS đọc phần cuối ? Theo dõi phần kết bài, em hãy thuyết minh hai kiến nghị? - Nhiệm vụ chung: bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm. - Hành động cụ thể: "Một ngày không dùng bao ni - lông" ? Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước, hành động cụ thể được nêu sau? -> Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường trái đất là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên, lâu dài - Các câu cầu khiến: Hãy…Hãy…Hãy… dùng ở cuối văn bản có ý nghĩa gì? ( Hãy…không phải là kêu gọi suông, chung chung mà là lời kêu gọi xuất phát từ trách nhiệm chung đối với toàn nhân loại với mỗi con người. Nhưng đó cũng là yêu cầu và kiến nghị vừa sức, cụ thể đối với chúng ta) - là khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị mọi người hạn chế. - Văn bản nhật dụng "Thông tin…" đem lại cho em hiểu biết mới mẻ nào về việc "Một ngày…"? ?) Nhận xét giọng văn ở 3 câu kết? - Mạnh mẽ, vang ngân *GV: Câu then chốt “một ngày...” khiến cho việc đơn giản bình thường trở nên trang trọng. - Các biện pháp Hạn chế dùng bao bì nilông để giảm bớt chất thải nilông là giải pháp hợp lí và có tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ của con người. c. Lời kêu gọi Một ngày không dùng bao ni lông - Nhiệm vụ chung: bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm. - Hành động cụ thể: "Một ngày không dùng bao ni - lông" Hoạt động 4(5’) Hướng dẫn HS tổng kết - Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn bản. - Phương pháp: trao đổi nhóm. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não. Hai nhóm thực hiện ?) Mục đích – ý nghĩa của văn bản? ?) Đánh giá thành công về hình thức nghệ thuật của tác phẩm? - 4. Tổng kết a/Nộị dung : nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất qua lời kêu gọi Một ngày không dùng bao nilông. b/Nghệ thuật: - văn bản giải thích đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ - ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác, thuyết phục c.Ghi nhớ : sgk (107 4.4. Củng cố: ? Qua tiết học, em rút ra được phương pháp nào để phân tích một văn bản nhật dụng Bước 1: Đọc văn bản, chú thích, xuất xứ của văn bản. Bước 2:Đọc – hiểu văn bản - Đọc văn bản . - xác định vấn đề bức thiết được đề cập trong văn bản.. - Xác định bố cục của văn bản và chỉ ra nội dung chính của mỗi phần. - Xác định các PTBĐ được sử dụng trong văn bản - Phân tích nội dung thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK và hệ thống câu hỏi của giáo viên giao. - Rút ra ý nghĩa, bài học và nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản 4.5 . Hướng dẫn hs học bài và chuẩn bị bài sau (5’) - Nhớ được tác hại của sử dụng bao bì nilong, - Sưu tầm tranh ảnh ,tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì nilông và những vấn đề rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường. - Biết sử dung bao bì nilong trong bảo vệ môi trường sống. Hoạt động 3: Luyện tập (ở nhà) Nội dung 1: Hướng dẫn học sinh tự học 2 văn bản: Ôn dịch , thuốc lá , Bài toán dân số 1/ “ Ôn dịch, thuốc lá” + Tìm hiểu về tác giả + Soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn trong phần Đọc – hiểu văn bản + Sưu tầm những tư liệu, tranh ảnh về tác hại của thuốc lá + Một số câu chuyện trong thực tế có liên quan đến thuốc lá + Tình trạng hút thuốc lá hiện nay đặc biệt là trong thanh thiếu niên. Ngày soạn:10/11/2020 Tiết 43 Ngày giảng: CÂU GHÉP A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Kiến thức chung: Nắm được các đặc điểm của câu ghép. Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép . - Kiến thức trọng tâm: Đặc điểm của câu ghép.Cách nối các vế câu ghép. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng bài học: + Rèn kỹ năng vận dụng thực hành cho h/s tr các bài tập và tạo lập VB. + Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần. + Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Kĩ năng sống: + Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng câu ghép theo mục đích giao tiếp cụ thể. + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu ghép. 3. Thái độ: GD hs ý thức vận dụng câu ghép, biết tạo được câu ghép để diến đạt trong giao tiếp hàng ngày. - Bồi dưỡng ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 4. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện... B. Chuẩn bị : GV: Giáo án, sgk, sgv, máy chiếu. HS : Trả lời câu hỏi SGK C.Phương pháp dạy học: Quy nạp, nêu vấn đề, thảo luận. D. Tiến trình dạy học – giáo dục: 1.ổn định tổ chức . 2.Kiểm tra bài cũ ( 5’) ? Nói giảm nói tránh là gì ? Cho ví dụ ? 3.Bài mới .(1’) GV dẫn vào bài: ở bậc tiểu học các em đã được làm quen với câu ghép . Vậy câu ghép là gì ? Có cấu tạo ra sao ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu . Hoạt động 1: (10’) - Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của câu ghép có từ 2 cụm c-v trở lên và không bao nhau - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập, làm việc với SGK -PP, KT: Quy nạp, nêu vấn đề, đàm thoại, ra quyết định, trình bày, phản biện ... KT: đặt câu hỏi, động não GV chiếu bảng phụ -> HS đọc ?Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai? Nội dung chính của đoạn trích? - Thuộc văn bản “Tôi đi học” – Thanh Tịnh - ND: Cảm giác nào nức, vui sướng với những kỉ niệm mơn man trên đường tới trường ngày đầu tiên đi học ?Tìm và phân tích các cụm C-V trong những câu gạch chân? * Câu 1: Tôi//quên thế nào được những cảm giác//... nảy nở (trong lòng tôi)//như mấy cành//..đãng -> Cụm C-V lớn (nòng cốt) Tôi/quên... quang đãng - Cụm C-V làm bổ ngữ cho ĐT “quên”: những cảm giác trong sáng ấy/nảy nở trong lòng tôi - Cụm C-V làm bổ ngữ cho ĐT “nảy nở”: (như) mấy cành hoa tươi//mỉm cười * Câu 2: Mẹ tôi/âu yếm nắm tay tôi... - 1 cụm C-V * Câu 3: 3 cụm C-V - Cảnh vật chung quanh tôi//đều thay đổi - (Vì) chính lòng tôi//đang có sự thay đổi lớn - Hôm nay tôi//đi học-> giải thích nghĩa cho cụm C-V 2 ? So sánh mối quan hệ giữa các cụm C-V ở câu 1? - 2 cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn (nòng cốt) ?Ở câu 3 có gì khác? - Có 3 cụm C -V không bao giờ chứa nhau ? Trong 3 câu trên, câu nào là câu đơn? Câu nào là câu ghép? - Câu 1: Câu dùng cụm C-V để mở rộng câu - Câu 2: Câu đơn - Câu 3: Câu ghép ? Em thấy câu ghép có đặc điểm gì? - 2 HS phát biểu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ I. Đặc điểm của câu ghép 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu. - Câu 1: là câu đơn mở rộng cụm từ ( có 2 cụm c-v làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở) - Câu 2: là câu đơn - Câu 3: là câu ghép có 3 vế câu không bao chứa nhau. 2. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 2( 10’) - Mục tiêu: HS nhận biết và vận dụng 2 cách nối vế trong câu ghép: dùng từ nối và không dùng từ nối. - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: phân tích quy nạp, nêu vấn đề, đàm thoại, trình bày, ra quyết định, phản biện... * GV chiếu bảng phụ với các VD 1. Nếu trời mưa thì tôi không đi học 2. Không những học giỏi toán mà nó (còn) học giỏi văn 3. Hắn...vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá 4. Hàng năm vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây...trường 5. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi...hết ?Các vế trong câu ghép có thể nối với nhau bằng những cách nào? - Quan hệ từ: + 1 quan hệ từ: câu 3 + 1 cặp quan hệ từ: câu 1, 2 - Dấu :, dấu phảy * GV bổ sung: 6. Trời chưa sáng, nó đã dậy -> cặp phó từ 7. Nước sông dâng cao bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu -> cặp đại từ 8. Anh đi đâu, nó theo đấy -> cặp chỉ từ ? Qua các VD trên, em thấy có mấy cách nối các vế trong câu ghép? - Dùng từ nối: quan hệ từ, đại từ, phó từ, chỉ từ - Không dùng từ nối: dấu phẩy, dấu : -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ II. Cách nối các vế câu 1.Khảo sát và phân tích ngữ liệu. - có 2 cách nối các vế câu: + Nối bằng từ: Quan hệ từ, cặp quan hệ từ (Câu 6, 7, 8: nối bằng cặp phó từ, đại từ, chỉ từ) + Nối bằng các dấu câu: dùng dấu phẩy, hai chấm, chấm phẩy. 2. Ghi nhớ Hoạt động 3(15’) - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào làm BT SGK - HTTC: Giao n/vụ học tập -PP, KT:thảo luận, luyện tập, ra QĐ, trình bày, phản biện. hđ nhóm - HS lên bảng III. Luyện tập 1. BT 2 (113) Mẫu: a) Vì tôi lười học nên tôi học kém. b) Hễ trời mưa to thì quê tôi lại lụt lội. c) Mặc dù nhà xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn. d) Không những nó là con ngoan mà con là trò giỏi. 2. BT 3 (113) Mẫu: a) Bỏ bớt một quan hệ từ: Tôi lười học nên tôi... b) Đảo trật tự các vế câu: Nó không bao giờ đi học muộn mặc dù nhà xa. - Đặt câu ra phiếu học tập -> GV thu một số bài chấm 3. BT 4(114) a) Nó vừa được điểm giỏi đã kiêu căng. b) Tôi bảo làm bài nào, nó làm bài nấy. c) Trời càng mưa to, gió càng dữ dội. - HS viết vào phiếu học tập -> trình bày 4. BT 5 (114) Mẫu: Sử dụng bao bì ni lông bừa bài sẽ gây nguy hại cho sức khoẻ con người. Vì vậy, mỗi người// hãy thay đổi thói quen dùng bao ni lông, mỗi gia đình//hãy hạn chế việc sử dụng bao ni lông... 4.Củng cố (2’): GV hệ thống lại nội dung toàn bài. 5.HDVN(2’) - Học thuộc ghi nhớ . Làm các bài tập còn lại . - Đọc và soạn trước: Câu ghép ( tiếp theo) - Viết một đoạn văn có sử dụng các cặp quan hệ thường gặp: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện… E. RKN ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 10/11/2020 Tiết 44 Ngày giảng: LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức. - Kiến thức chung: + Nắm chắc kiến thức về ngôi kể. + Trình bày đạt yêu cầu một câu chuyện có kết hợp sử dụng các yếu tố MT và BC. - Kiến thức trọng tâm: + Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự. + Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và bểu cảm trong văn tự sự. + Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện. + Biết cách trình bày miệng một câu chuyện có sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm . 2. Kỹ năng: - Kĩ năng bài học: + Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; Biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể. + Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. + Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ. - Kĩ năng sống: + Kĩ năng giao tiếp. + Kĩ năng giải quyết vấn đề. + Kĩ năng ra quyết định. + Kĩ năng thể hiện sự tự tin. 3. Thái độ: GD HS tác phong tự tin , chủ động khi trình bày một vấn đề bằng miệng - Bồi dưỡng tình yêu môn học, sự sáng tạo, tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập . 4. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện... B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, sgk HS: Đọc, trả lời câu hỏi SGK C. Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thực hành. D. Tiến trình dạy học- giáo dục : 1 ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ .(1’) Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s . 3.Bài mới : (1’) GV dẫn vào bài: ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm . Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm qua tiết luyện nói . Hoạt động 1(15’) : - Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức ngôi kể , thấy được ưu nhược điểm của từng ngôi kể , có ý thức lựa chọn ngôi kể phù hợp - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: nêu vấn đề , trình bày, đàm thoại, phản biện, ra quyết định... ? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? Nêu tác dụng của ngôi kể này ? (Kể theo ngôi thứ nhất là cách kể mà người kể xưng tôiđể dẫn dắt câu chuyện giúp cho người nghe hiểu được sự việc chính của câu chuyện. Kể theo ngôi này , người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe , mình thấy, mình trải qua có thể trực tiếp nói ra suy nghĩ tình cảm của c’ mình). ? Vậy kể theo ngôi thứ ba là như thế nào?tác dụng? ( Kể theo ngôi thứ 3 là cách kể mà người kể giấu mìmh đi, gọi tên các nhân vật một cách khách quan Với ngôi kể này, người kể có tư cách là người chứng kiến các sự việc và kể lại, do đó có thể kể linh hoạt thông qua nhiều mối quan hệ của nhân vật ). ? Em hãy cho biết điểm mạnh của ngôi kể trên ? - Ngôi 1 : mang tính chủ quan. - Ngôi 3:Mang tính khách quan ? Lấy ví dụ về cách kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba trong một vài tác phẩm mà em đã học ? ( + Kể theo ngôi thứ nhất :Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu ... + Kể theo ngôi thứ 3: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng ...) ? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ? ( Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật : - Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc . - Sự việc có liên quan - Người kể khác sự việc không liên quan đến người kể. - Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm . - Người trong cuộc có thể buồn, vui theo cảm tính chủ quan - Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả, biểu cảm để góp phần khắc hoạ tính chất nhân vật). I.Ôn tập ngôi kể 1. Ngôi kể thứ nhất . - Người kể xưng tôi trong câu chuyện . -> Kể như người trong cuộc nhằm tăng tính tính thuyết phục , tính chân thực của câu chuyện . 2. Kể theo ngôi thứ ba. - Người kể tự giấu mình đi , gọi tên các nhân vật bằng tên của chúng . Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật . VD: - Kể theo ngôi thứ nhất : Tôi đi học, Lão Hạc,Trong lòng mẹ . - Kể theo ngôi thứ ba : Tắt đèn, Cô bé bán diêm , Chiếc lá cuối cùng . * Thay dổi ngôi kể là để: - Mục đích : Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật. Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc . Sự việc có liên quan đến người kể khác sự việc không liên quan đến người kể . - Thay đổi thái độ MT, BC + Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan . + Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả , biểu cảm để góp phần khắc họa tính cách nhân vật. Hoạt động 2: (20’) - Mục tiêu: HS vận dụng làm BT SGK, ứng dụng trong thực tế c/s phù hợp - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập - PP, KT: luyện tập, thảo luận , trình bày, phản biện, ra quyết định.. Hướng dẫn h/s luyện nói . ? Nêu sự việc và nhân vật chính, ngôi kể trong đoạn văn ? ? Tìm các yếu tố nổi bật trong đoạn văn ? ? Xác định yếu tố miêu tả và tác dụng của chúng ? Hs tìm , gạch chân trong SGK . ? Muốn kể lại theo ngôi kể thứ nhất cần phải thay đổi những gì ? - Gv hướng dẫn h/s luyện nói . ? Gọi h/s kể lại đoạn trích theo ngôi kể thứ nhất ? - Gv lưu ýý h/s về điệu bộ , cử chỉ, nét mặt khi kể để thể hiện tình cảm của nhân vật . - Gọi h/s nhận xét phần trình bày của bạn` về tác phong , lời nói, cử chỉ , nét mặt . * Có thể kể lại như sau. '' Tôi xám mặt vội vàng đặt con bé xuống đất , chạy đến đỡ tay người nhà lí trưởng và van xin '' cháu van ông nhà cháu ....''. Nhưng '' tha này , tha này '' vừa nói tên người nhà lí trưởng bịch vào ngực tôi mấy bịch vừa hùng hổ sấn tới để trói chồng tôi . Vừa thương chồng , vừa uất ức trước thài độ bất nhân của hắn tôi liều mạng chiến đấu với hắn. II.Luyện nói: Đọc, kể lại lời của chị Dậu - Sự việc : cuộc đối đầu giữa kẻ thúc sưu và người khất sưu . - Nhân vật chính : chị Dậu, cai lệ , người nhà lí trưởng . - Ngôi kể thứ ba . - Xưng hô : Van xin , nín nhịn , cháu van ông - Phẫn nộ : chồng tôi đau ốm ... - Căm thù vùng lên : mày trói .. Tác dụng : nêu bật nỗi uất ức , căm phẫn của chị Dậu . - Thay đổi cách xưng hô ngôi thứ nhất '' tôi '' - Chuyển lời thoại trực tiếp thành lời thoại gián tiếp . - Lựa chọn chi tiết miêu tả và biểu cảm cho sát hợp với ngôi kể thứ nhất . 4. Củng cố:(3’) - GV hệ thống lại nội dung toàn bài. 5. HDVN:(5’) - Ôn lại văn tự sự kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm . - Viết lại đoạn văn vào trong vở . - Thay ngôi kể bé Hồng bằng ngôi kể người mẹ kể lại đoạn trích '' Trong lòng mẹ '' - Xem lại đề văn viết số 2, xác định yêu cầu của đề. E. RKN

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.