
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM

Tác giả: Trịnh Thị Thanh Tâm
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 08/01/21 17:20
Lượt xem: 1
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: HỌC KÌ II Ngày soạn: 2/1/2021 Tuần 20 Ngày giảng:.............. Tiết 73,74 NHỚ RỪNG (Thế Lữ) A.Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: Qua bài học giáo dục cho học sinh: - Kiến thức chung: + Biết đọc - hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới. + Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ. - Kiến thức trọng tâm: + Sơ giản về phong trào Thơ Mới. + Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. + Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng”. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng bài học: + Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. + Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. + Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. - Kĩ năng sống: + Giao tiếp: Trao đổi, trình bày suy nghĩ về nỗi chán ghét thực tạo tầm thường, tù túng; trân trọng niềm khao khát cuộc sống tự do của nhân vật trữ tình trong bài thơ. + Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. + Tự quản bản thân: Quý trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa. 3. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện. 4. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu đất nước, trân trọng nền độc lập tự do của dân tộc. Thái độ chia sẻ cảm xúc, tâm trạng uất ức của nhà thơ trong hoàn cảnh chúng kiến cảnh nước mất nhà tan . B. Chuẩn bị: GV: Máy chiếu , giáo án, SGK, SGV, TLTK về Phong trào Thơ mới. HS: Đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp dạy học: Bình giảng, phân tích, nêu vấn đề. D. Tiến trình dạy học – giáo dục: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3.Bài mới: Vào những năm 30 của TK XX trên diễn đàn văn học đã diễn ra một cuộc tranh luận sôi nổi giữa thơ mới và thơ cũ, cuối cùng thơ mới đã “toàn thắng” không phải bằng lý lẽ mà bằng một loạt những bài thơ mới hay trong đó phải kể đến Thế Lữ. “ Thế Lữ không bàn về thơ mới.......hay” (Hoài Thanh). Một trong những bài thơ đặc sắc ấy là “Nhớ rừng”. Hoạt động 1.( 10’) - Mục tiêu : Hs nắm vững nét chính về cuộc đời , sự nghiệp nhà thơ. Đánh giá được vị trí của nhà thơ trong nền thơ hiện đại VN -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: trực quan, vấn đáp tái hiện, thuyết trình, kt động não, đàm thoại, trình bày, nhận xét, đánh giá . ? Tóm tắt những nét nổi bật về thân thế, sự nghiệp của Thế Lữ? Hs phát biểu, gv - Gv bổ sung: - Chiếu chân dung nhà thơ. Thế Lữ là cách chơi chữ hàm ý là người lữ khách trên trần thế, cả đời chỉ ham chơi đi tìm cái đẹp: Tôi là người khách bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để rong chơi. - “Thơ mới” lúc đầu dùng để gọi tên một thể thơ: thơ tự do. Khoảng sau năm 1930 một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” lên án “thơ cũ”( chủ yếu là thơ Đường Luật ) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số câu số chữ trong bài không có hạn định gọi đó là “Thơ mới”. Nhưng rồi “Thơ mới”không chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc vào năm 1945 gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, LTL, HC….Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc trong vòng 15 năm. Trong Thơ mới số thơ tự do không nhiều mà chủ yếu là thơ bảy chữ, lục bát, tám chữ không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển. ? Em hiểu về thuật ngữ “thơ mới”,“thơ cũ” như thế nào? - Lúc đầu: gọi tên một thể thơ (thơ tự do) - Sau đó: gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 (kết thúc năm 1942) ? Kể tên những nhà thơ trong phong trào thơ mới? Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử... ? So với thơ cũ (thể TNBC, TNTT) thơ mới được đánh giá như thế nào? Tự do phóng khoáng, linh hoạt hơn, không bị ràng buộc bởi những qui tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu đem lại sự đổi mới ấy. ? Nêu vị trí của bài thơ “Nhớ rừng” trong sự nghiệp của Thế Lữ ? Hoạt động 2. ( 25’) - Mục tiêu : Hs đọc – hiểu VB; nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn 1,4 ... -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập - PP, KT: nêu VĐ, thuyết trình, đàm thoại, phân tích, tổng hợp, bình, động não, hđ nhóm, trình bày, phản biện... - Yêu cầu đọc: + Đoạn 1,4 giọng buồn ngao ngán, u uất. + Đoạn: 2,3 và 5 giọng vừa hào hứng, vừa nuối tiếc, mạnh mẽ và hùng tráng. G đọc mẫu. Gọi /s đọc tiếp. ? Yêu cầu h/s hỏi - đáp chú thích: 1, 2, 6, 9, 11, 12, 15, 16 ? Gv: NhËn xÐt vµ söa c¸ch ®äc. ? Xác định thể thơ? Đặc điểm? - Thể thơ tự do, 8 chữ -> là sáng tạo của thơ mới - Nhịp thơ thay đổi theo mạch cảm xúc - Vần: liền ( 2 câu kế tiếp nhau) ? Thuyết minh ngắn gọn những đặc điểm hình thức của thể thơ , chỉ ra những điểm mới so với thơ đường luật? - Số câu, số tiếng, cách ngắt nhịp, gieo vần... Tỷ lệ B - T: Thanh B bị áp đảo, thanh T dồn trọng tải vào cuối và đầu câu thơ -> Sự cách tân trong thơ mới. ? Âm hưởng chung của bài thơ? Đầy nhạc tính, dồi dào âm điệu cách ngắt nhịp linh hoạt. ? “Nhớ rừng” là lời con hổ trong vườn bách thú. Mượn lời con hổ tác giả muốn nói (người đọc liên tưởng đến) điều gì ở con người? Tâm sự của con người ? Từ đó em hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ? Biểu cảm gián tiếp ? Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn? - 5 đoạn: + Đoạn 1: Anh hùng thất thế (sa cơ) + Đoạn 2: Khúc trường ca dữ dội + Đoạn 3: Sự tiếc nuối quá khứ huy hoàng + Đoạn 4: Niềm uất hận trước thực tại tầm thường + Đoạn 5: Khát vọng tự do cháy bỏng HS: Đọc lại khổ 1 + 4 ? Đoạn thơ 1 thể hiện điều gì? HS: Tâm trạng của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú. ? Hãy tìm những từ ngữ diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ ? - H.cảnh: trong cũi sắt, nằm dài trông ngày tháng dần qua. - Tâm trạng: gậm khối căm hờn ). ? Em hiểu ntn về từ “gậm” và từ “khối”. Có thể thay thế chúng bằng những từ ngữ khác được không ? - Gậm: động từ, dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp. => Sự gặm nhấm đầy uất ức và bất lực của con hổ khi bị mất tự do. - “Khối căm hờn” gợi cho ta có cảm giác như trông thấy sự căm hờn có hình khối rõ ràng. Căn hờn, uất ức vì bị mất tự do đã kết tụ lại thành khối, thành tảng, cứng như những chấn song sắt lạnh lùng kia ). ? Tư thế “ nằm dài trông ngày tháng dần qua”nói lên tình thế gì của con hổ? - Tình thế buông xuôi bất lực, ngày đêm gậm nhấm nỗi căm hờn. Nó khinh lũ người bên ngoài, nó cảm thấy nhục nhã phải hạ mình ngang hàng với bọn gấu, báo. Lúc này hổ thấm thía thân phận “Hùm thiêng khi đã sa cơ cùng hèn” ). ? Em có nhận xét gì về âm điệu của hai câu thơ mở đầu ? - Từ “căm hờn” đứng giữ câu thơ có nhiều vần trắc diễn tả tâm trạng dằn vặt, căm hờn uât ức của con hổ ? Khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú, con hổ tỏ thái độ ntn với con người và những con vật khác xung (- Khinh ghét con người gọi họ là lũ “ngạo mạn, ngẩn ngơ”. - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt tầm thường (Giương mắt bé giễu…) ? Tại sao con hổ lại đau xót khi phải “chịu ngang bầy …”? (- Bất bình vì bị ở chung cùng “bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự” Vì hổ là chúa sơn lâm, chúa tể của muôn loài, giờ bị xem thường như những kẻ thấp kém địa vị -> song quan trọng hơn nó đau xót cho lũ gấu, báo không biết được nỗi nhục nhằn tù hãm ). ? Cảnh vườn bách thú được tái hiện qua những chi tiết nào? Dưới con mắt của chúa sơn lâm thì cảnh đó có tính chất như thế nào? Cảnh ấy đã gây lên phản ứng nào trong tình cảm của con hổ? ? Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ? Giọng điệu ấy thể hiện nỗi niềm và tâm trạng gì của con hổ? ? Cảnh vườn bách thú và tâm sự của con hổ giúp em cảm nhận được gì ở tâm sự con người và xã hội đương thời? ? Từ 2 khổ thơ trên em hiểu gì về tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú? - Khao khát được sống tự do, chân thật... GV bình: Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của con người trong xã hội đương thời. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Thế Lữ ( 1907-1989 ), quê Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới . 2. Tác phẩm: - Là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới . II. Đọc - hiểu VB: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích 2. Thể thơ : 8 chữ ( hiện đại) 3. Bố cục : 5 đoạn 3. Phân tích a. Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú Tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán, chán ghét cảnh tù túng, tầm thường nhưng không có cách gì để thoát ra được. 4.Củng cố(3’) GV: hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. HS: Đọc diễn cảm lại khổ 1,4 của bài thơ 5. H¬íng dÉn vÒ nhµ(2’) - Học thuộc lòng đoạn 1 + 4. - Phân tích được cảnh tượng con hổ ở vườn bách thú: ? Cảnh Sơn lâm được gợi qua những chi tiết nào? ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong những lời thơ ở đoạn 2; 3 ? Nó có tác dụng ntn? ? Theo em tâm trạng của Hổ lúc này ra sao, có gì khác so với đoạn 1 + 4 ? ? Toàn bài thơ, t/g đã sử dụng ngôi kể nào ? Đại từ “Ta” lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa ntn? ? Câu cảm thán đoạn 3 có ý nghĩa ntn ? ? Sự đối lập có ý nghĩa ntn? Liên hệ đất nước ta trong các giai đoạn bị xâm lược trong l/sử? ? Trước những khao khát ấy thì con Hổ đã nuối tiếc quá khứ ntn? * Đọc đoạn 5. ? Theo em Giấc mộng ngàn của Hổ là một giấc mộng ntn? (qua chi tiết nào? ) ? Em có nhận xét gì về NT dùng từ, câu trong đoạn thơ cuối? ? Trước khao khát nhưng đầy bất lực của con Hổ, Nhà thơ muốn nói lên điều gì ? ? Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ này? Tiết 74 Hoạt động 2. ( 25’) -Mục tiêu: Cảm nhận đoạn 2,3 của bài thơ, phân tích giá trị ND, NT nổi bật của đoạn thơ -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: Nêu VĐ, đàm thoại, phân tích, tổng hợp, bình,thảo luận, động não, trình bày, phản biện HS: Đọc đoạn 2, 3 của bài thơ ? Đọc 2 đoạn thơ này em có cảm nhận ntn so với các khổ thơ khác trong bài? - Là 2 đoạn hay nhất của bài thơ, miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ qua nỗi nhớ thời oanh liệt của chưa sơn lâm ? Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào? - Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, trúc trường ca dữ dội… ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và nghệ thuật của tác giả? Tác dụng của nghệ thuật ( Cảnh thiên nhiên hiện lên ntn)? -> Điệp từ “với”, các động từ chỉ đặc điểm của hành động “gào, hét” => Thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, hoang vu, bí ẩn , linh thiêng. ? Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện ra ntn qua không gian ấy ? - Thoả mãn tự hào về mình. =>Tư thế dõng dạc, đường hoàng, oai phong, lẫm liệt với tâm trạng hài lòng - Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình, diễn tả chính xác vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh mềm mại, uyển chuyển của chúa tể sơn lâm. ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu của khổ thơ? -> Nhịp thơ ngắn, uyển chuyển, giọng điệu hùng tráng, dữ dội. Sử dụng các từ ngữ gợi tả hình dáng: Vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của con hổ giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ. ? Yêu cầu h/s theo dõi khổ 3. ở đoạn thơ này con hổ nhớ lại những kỉ niệm gì về chốn rừng xưa ? - Những kỉ niệm đêm vàng… - Những ngày mưa, bình minh, mặt trời tắt => Bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. ? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ như “bộ tranh tứ bình độc đáo”về chúa sơn lâm? ý kiến của em ntn ? - Đoạn 3: có thể coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bối cảnh, cảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. + Đó là cảnh “đêm vàng bên bờ suối” hết sức diễm ảo với hình ảnh con hổ “say mồi đứng tan”đầy lãng mạn. + Đó là cảnh “ngày mưa chuyển…” với hình ảnh con hổ mang dáng dấp đế vương đang yên lặng ngắm giang sơn của mình. + Đó là cảnh “bình minh cây xanh nắng gợi”chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim đang ca hát cho chúa sơn lâm ngủ. + Đó là hình ảnh chúa sơn lâm đang khao khát chờ đợi bóng đêm để mặc sức tung hoành nơi vương quốc rộng lớn, đầy bí ẩn của mình ). ? Em có NX gì về từ “ta, nào đâu đâu những” ? - Điệp từ “ta” thể hiện khí phách ngang tàng làm chủ. - Điệp từ “nào đâu, đâu những” câu cảm thán cuối bài diễn tả nỗi nhớ tiếc qúa khứ khôn nguôi . => Đại từ, điệp từ, câu cảm thán, câu hỏi tu từ: Tiếc nuối cuộc sống thơ mộng, tự do giữa chốn sơn lâm. - GV: Hình ảnh ẩn dụ “đêm vàng”: đêm trắng sáng mọi vật như được nhuốm màu vàng, ánh trăng như tan chảy trong không gian. ? Qua các biện pháp nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng của con hổ ntn? Đến đây ta sẽ thấy hai cảnh tượng được miêu tả trái ngược nhau: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và cảnh núi rừng nơi con hổ đã từng ngự trị. ? Hãy chỉ ra tính chất đối lập của hai cảnh tượng này ? - Đối lập một bên là cảnh tù túng, tầm thường, giả dối với một bên là cuộc sống chân thật, phóng khoáng, sôi nổi. ? Sự đối lập đó có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của con hổ và con người ? => Diễn tả nỗi căm ghét cuộc sống tầm thường, giả dối và khát vọng mãnh liệt về một cuộc sống tự do, chân thật. HS đọc đoạn 5 . ? “Giấc mộng ngàn”của hổ hướng về một không gian ntn ? - Oai linh, hùng vĩ, thênh thang . ? Các câu thơ cảm thán mở đầu ( Hỡi oai linh …) và kết thúc đoạn ( Hỡi cảnh rừng … có ý nghĩa gì ? Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật tự do. ? Bài thơ kết thúc bằng lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới rừng thiêng nơi nó từng ngự trị. Lời nhắn gửi ấy có ý nghĩa ntn đối với tâm trạng của con người VN thuở ấy ? Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn đồng thời là tâm trạng chung của người dân VN mất nước đang sống trong cảnh nô lệ, chịu số phận “nhục nhằn tù hãm”lúc bấy giờ. Chính vì vậy, bài thơ vừa mới ra đời đã được công chúng say sưa đón nhận. Họ cảm thấy lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòng sâu kín của họ. ? Nỗi đau ấy p’ ánh khát khao mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú và cũng là của con người ? ? “Nhớ rừng”là bài thơ tiêu biểu của thơ lãng mạn, qua đó giúp em hiểu gì về thơ lãng mạn VN ( nghệ thuật )? - Cả bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút của nhà thơ. - Đề tài mang ý nghĩa biểu tượng. Con hổ có vẻ đẹp oai hùng, đầy uy quyền ở chốn sơn lâm nay bị tù hãm trong cũi sắt, là biểu tượng thích hợp về người anh hùng mang tâm sự u uất ). ? Bài thơ vừa giàu tính nhạc, vừa giàu tính họa, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt. Giọng thơ khi thì say sưa, tha thiết, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và tràn đầy cảm xúc. Qua đó giúp em cảm nhận được nội dung gì? ? ý nghĩa của văn bản ? ( Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao khỏi kiếp đời nô lệ ) Gv yêu cầu HS đọc Hoạt động 3. Luyện tập ( 5’) PP thực hành. ? Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về bài thơ “Nhớ rừng”: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì? - Đó là sức mạnh của cảm xúc. Trong thơ lãng mạn, cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu, từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ ở đây cảm xúc phi - Đó là sức mạnh của cảm xúc. Trong thơ lãng mạn, cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu, từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ ở đây cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy - Tập đọc diễn cảm bài thơ. - Gv tổng kết lại: Nhiều người đọc bài thơ và cảm thấy bài thơ đã nói giùm họ nỗi đau khổ vì thân nhân nô lệ sống nhục nhằn tù hãm trong cũi sắt đã khơi dậy trong họ niềm khát khao tự do cùng nỗi nhớ đầy oanh liệt tự hào trong LSDT. Vì vậy bài thơ đã có sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi có tiếng vang lớn. Về mặt nào đó có thể coi đây là một áng thơ yêu nứơc tiếp nối mạnh thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỷ XX 3. Phân tích b. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ. * Cảnh sơn lâm: Cảnh núi rừng đại ngàn, lớn lao, phi thường nhưng cũng hoang vu, bí hiểm. c. Khao khát giấc mộng ngàn. Khát vọng được sống chân thật cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của mình. Đó là khát vọng tự do, khát vọng giải phóng. 4. Tổng kết. a. Nghệ thuật: - SD bút pháp lãng mạn , với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm, - XD hình tượng thơ mang ý nghĩa biểu trưng, nhiều tầng ý nghĩa. - Nhạc điệu thơ phong phú, ngắt nhịp linh hoạt, biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng, b. Nội dung: - Diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, - Biểu lộ lòng yêu nứoc thầm kín của người dân mất nước. c.Ghi nhớ SGK/ 7 III. Luyện tập 4.Củng cố: ( 2’ )Gv hệ thống lại NDKT cần nắm. 5.Dặn dò: ( 1’ ) - Học thuộc ghi nhớ. Học thuộc bài thơ PT theo ND đã học. - Soạn bài “Ông đồ”. ? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ? ? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của văn bản? ? Cho biết bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? ? Hãy x¸c ®Þnh bè côc cu¶ bµi th¬? ? Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời gian không gian nào? ? Tài năng viết câu đối của ông được thể hiện qua câu thơ nào ? ? Rồng, phượng là biểu tượng của điều gì ? ? Qua đó cho ta thấy tài năng của ông đồ ra sao? ? Ví tài năng viết chữ như phượng múa rồng bay tức là tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? ? Tài năng đó có ý nghĩa ntn đối với người xưa ? ? Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ xưa, em đọc được những cảm xúc nào của người viết lời thơ này? A. RKN: B. Ngày soạn: /1/2021 Tiết 75 ÔNG ĐỒ ( VŨ ĐÌNH LIÊN ) A.Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: - Kiến thức chung: + Biết đọc - hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ Mới. + Hình ảnh đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay bị lãng quên. + Niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền. + Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. - Kiến thức trọng tâm: + Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. + Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng bài học: + Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. + Đọc diễn cảm tác phẩm. + Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. - Kĩ năng sống: + Kĩ năng tư duy sáng tạo. + Kĩ năng giao tiếp. + Kĩ năng hợp tác. + Kĩ năng lắng nghe tích cực. 3. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện. 4. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm trân trọng, biết ơn những giá trị văn hóa dân tộc. Biết ơn những người đi trước đã tạo dựng nền tảng văn hóa cho thế hệ sau. B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, SGK, SGV, TLTK, máy chiếu, máy tính HS: Đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK C.Phương pháp dạy học: Phân tích, giảng bình. D. Tiến trình dạy học- giáo dục: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Đọc thuộc lòng đoạn 1,2 và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Nhớ rừng? 3. Bài mới (1’) Gv dẫn vào bài: Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta, nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học. Ông Đồ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt tước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người một thời đã qua: “Ông đồ chín là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Hoặc: Hai nguồn thi cảm chính trong thơ Vũ đình Liên là lòng thương người và niềm hoài cổ, một lần hai nguồn thi cảm ấy gặp nhau cho ra đời kiệt tác “Ông đồ” – Hoài Thanh. Hoạt động 1. ( 7’) -Mục tiêu: Hs nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm, h/c ra đời bài thơ - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: Trực quan, vấn đáp, tái hiện,đàm thoại, trình bày , nhận xét . ? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ? HS: trả lời, Gv cho HS quan s¸t ch©n dung t¸c gi¶ vµ bæ sung: Vũ Đình Liên (1913-1996 ) quê Hải Dương chủ yếu sống ở Hà Nội. Là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta. Là nhà thơ tiêu biểu, có vị trí xứng đáng trong phong trào thơ mới. Từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, trường đại học Sư phạm ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn ( gồm Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn Nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết: “ Trong lòng thơ mới, Vũ Đình Liên là 1 người cũ” ? Bài thơ “Ông đồ”? “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. ? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của văn bản? Chữ Nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hoá Việt Nam. Các nhà nho là trung tâm của đời sống văn hoá dân tộc được xã hội tôn vinh trở nên lạc lõng, bị cuộc đời bỏ quên cuối cùng là vắng bóng => Cả một thành trì văn học cũ gần như là sụp đổ... Hoạt động 2. ( 28’) -Mục tiêu: Hs đọc – hiểu Vb, phân chia bố cục , Xđ thể loại, phân tích đoạn 1 của bài thơ. -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: đàm thoại, thuyết trình, phân tích giảng bình,thảo luận, ra quyết định, động não, trình bày, phản biện... - G/v nêu y/c đọc, g/v đọc mẫu-> h/s đọc. + Khổ 1,2: giọng vui, phấn khởi. + Khổ 3,4 : giọng chậm buồn, xúc động. + K5: buồn da diết ? Bài thơ diễn tả điều gì ? - Niềm thương cảm chân thành trước một cảnh đời tàn tạ và tâm sự hoài cổ thiết tha của tác giả ? Bµi th¬ ®îc viÕt theo thÓ th¬ nµo? Em hiểu gì về thể thơ này? - HS trình bày: Bµi th¬ ®îc viÕt theo thÓ th¬ 5 ch÷, mét thÓ th¬ quen thuéc trong th¬ ca ViÖt Nam. Kh¸c víi c¸c bµi th¬ 5 chữ đã học ë chç ®©y kh«ng ph¶i lµ thÓ th¬ ngò ng«n tø tuyÖt mµ lµ th¬ ngò ng«n gåm nhiÒu khæ, mçi khæ gồm 4 c©u th¬. ? Cho biết bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? H: Biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự - Vì bài thơ dựng lại hình ảnh ông đồ xưa và nay, từ đó tác giả bày tở niềm cảm thương chân thành của mình. ? Nội dung biểu cảm là gì? Đối tượng biểu cảm là ai? - HS xác định: Tình cảnh đáng thương của ông đồ… Đối tượng biểu cảm là ông đồ… ? Xác định kết cấu của bài thơ? - HS thảo luận và xác định: Kết cấu theo trình tự thời gian -> mạch cảm xúc về hình tượng ông đồ. ? Từ đó hãy x¸c ®Þnh bè côc cu¶ bµi th¬? - Chia 3 phần: + Hình ảnh ông đồ thời hoàng kim: -> Khổ 1, 2 + Hình ảnh ông đồ thời tàn: -> Khổ 3, 4 + Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ: ->Khổ 5 - GV nêu định hướng phân tích theo bố cục. HS: Đọc khổ 1, 2 ? ND chính của khổ 1? Giới thiệu ông đồ ? Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời gian không gian nào? Mỗi năm hoa đào nở ? Ý nghĩa? - Hoa đào: là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền dân tộc => đó là mùa vui đẹp, hạnh phúc của mọi người. Từ “ mỗi, lại” cho chúng ta biết thêm gì về sự xuất hiện của ông ? ( Thành thông lệ, quy luật ). => Khi hoa đào nở, ông đồ lại xuất hiện và ở đây sự xuất hiện của ông không phải là một lần duy nhất mà là thường xuyên, trở thành nếp, thói quen in đậm trong nếp sống của nhân dân. => Sự xuất hiện đều đặn hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết mùa xuân với hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho. ? Theo dõi khổ thơ thứ 2. Cho biết ý chính của khổ thơ? Ông đồ viết chữ ? Tại sao khi hoa đào nở (Tết Nguyên đán) ông đồ lại viết câu đối? - GV: Câu đối của ông là một thứ hàng hóa mà các gia đình sắm tết hầu như nhất thiết phải mua, đó là một nét đặc trưng của ngày tết. ND ta có câu: Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh Sự xuất hiện cùng với công việc của ông như góp thêm vào cái đông vui rực rỡ của phố phường, làm cho không khí đón tết ở mọi nhà ấm cúng hơn. Màu đỏ của giấy quyện với màu đỏ hoa đào tô điểm thêm màu sắc cho ngày xuân. ? Chi tiết nào miêu tả sự cần thiết của ông đối với những người thuê viết ? ? “Bao nhiêu” có nghĩa là gì ? (- Số lượng nhiều không xác định ). ? Tấm tắc có nghĩa là gì? Thái độ của mọi người đối với công việc của ông ra sao ? => Khâm phục tài năng viết chữ của ông => Chứng tỏ mọi người vẫn còn yêu thích chữ nho và phong tục chơi câu đối. => Tả thực, từ ngữ gợi tả: H/ả ông đồ hiện lên đẹp đẽ hòa trong không khí náo nức của ngày xuân. ? Tài năng viết câu đối của ông được thể hiện qua câu thơ nào ? ? Rồng, phượng là biểu tượng của điều gì ? - Đẹp, cao quý, uyển chuyển. “Hoa đào” ở khổ 1 đã nhường chỗ cho “hoa tay” ở khổ 2 -> tôn vinh ông đồ. ? Qua đó cho ta thấy tài năng của ông đồ ra sao? ? Ví tài năng viết chữ như phượng múa rồng bay tức là tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? ? Tài năng đó có ý nghĩa ntn đối với người xưa ? - GV: Mọi người còn trọng chữ Nho và phong tục chơi câu đối và có một ý nghĩa lớn hơn cả vì đó chính là một nếp sống, một bản sắc văn hóa của dân tộc, một tập tục đẹp. ? Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ xưa, em đọc được những cảm xúc nào của người viết lời thơ này? - Quý trọng ông đồ, quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc: mến mộ chữ nho, nhà nho. Khái quát nội dung đã tìm hiểu qua khổ 1, 2. GV bình: Trong hai khổ thơ đầu, hiện lên hình ảnh ông đồ thời nho học còn được coi trọng. Bằng giọng thơ tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, nhà thơ đã gợi lại một hình ảnh đã trở thành thân quen trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Hình ảnh ông đồ vừa hài hòa, vừa nổi bật giữa không khí của phố xá ngày Tết. Người ta xúm xít quanh ông không chỉ vì cần thuê viết chữ mà còn để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông. Mọi người nhìn ông bằng ánh mắt thán phục, ngưỡng mộ. Đó là thời kì “Vàng son” của ông đồ. ? Ngay ở khổ thơ đầu dẫu là thời kỳ “hoàng kim” của ông đồ xong đã xuất hiện dấu hiệu của cái “di tích tiều tuỵ”. Em hãy chỉ ra điều đó? - HS thảo luận và nêu ý kiến. - Ông đồ phải đi viết câu đối thuê để mưu sinh. - Hình ảnh mùa xuân, hoa đào >< hình ảnh ông đồ già tiều tuỵ còm cõi. - GV diễn giảng:… đây là thời kì buồn của ông đồ Bởi lẽ chữ Nho xưa được trân trọng, người viết chỉ viết cho, tặng mà không bán và vị trí của ông đồ phải là ở trường học. Nay kẻ thuộc bậc đứng đầu tứ dân ( sĩ, nông, công, thương) trong suốt ngót 9 thế kỉ phải mài mực kiếm sống nơi hè phố để bán chữ => di tích bắt đầu tàn tạ. Nhưng dẫu sao ở những năm ấy ông đồ còn được thuê, chữ ông đồ còn được trọng. Cùng với sự thay đổi của thời gian, của XH, chữ Nho không còn được trọng vọng nữa. Nhà thơ Tú Xương đã phải thốt lên: Thôi có làm chi cái chữ Nho Ông nghè, ông Cống cũng nằm co. Với sự xâm nhập của văn hoá phương Tây, Nho học đã bước vào thời tàn. Đến những năm 30 thì vị trí của các thầy đồ dạy chữ Nho hầu như không còn nữa. Hình ảnh ông đồ đã trở thành di tích của một nền văn hoá 1 thời đã bị rơi vào quên lãng. Sự tàn tạ ấy của ông đồ được miêu tả cụ thể ở khổ 3- 4 tiết sau. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Vũ Đình Liên ( 1913- 1996) Là một trong những nhà thơ lớn của PT Thơ mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 2. Tác phẩm: - Sáng tác 1939, in lần đầu tiên trên báo “Tinh hoa” - 1942 được tuyển vào tập “ Thi nhân VN” II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích: 2. Bố cục: 3 phần. 3. Phân tích: a. Hình ảnh ông đồ xưa Hình ảnh ông đồ hoà chung trong không khí rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón Tết, ông trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng để mọi người ngưỡng mộ. Hoạt động 1: (25’) -Mục tiêu: Hd học sinh phân tích phần 2,3 bài thơ. Khái quát giá trị nội dung, NT , giá trị tư tưởng bài thơ -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT:Nêu vấn đề,thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận,trình bày, nhận xét, , động não, phản biện . HS: Đọc khổ thơ 3,4. ? Theo em, sự xuất hiện hình ảnh của ông đồ ở 2 khổ thơ này có gì giống và khác so với 2 khổ thơ trước? - HS nghiên cứu văn bản và xác định: +/ Thời gian vẫn là vào dịp tết đến, địa điểm không có gì thay đổi. Ông đồ vẫn xuất hiện bên lề phố bày hàng ra để bán câu đối trong dịp tết… +/ Điểm khác: Cảnh sắc không còn tươi tắn và không khí cũng không đông vui như trước; Không có hoa đào, giấy đỏ buồn, mực đọng, nghiên sầu; Vắng người thuê viết, ông đồ ngồi lặng lẽ. ? Để diễn tả sự thay đổi đó, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật đó? - GV định hướng cho HS xác định các biện pháp nghệ thuật, phân tích và trình bày. - GV phân tích: +/ Điệp ngữ “ mỗi” trong câu mở đầu khổ 3 là biểu hiện bước đi của thời gian, gõ nhịp cho từng nấc suy tàn của cảnh ở quanh ông đồ; Làm cho câu thơ trở thành câu chuyển ý bằng lời kể trực tiết. Nhịp điệu của lời kể trở thành nhịp điệu của thời gian, của sự suy thoái. +/ Câu hỏi tu từ: “ Người thuê viết nay đâu? …là lời khẳng định: Nho học là “ di tích” thực sự đã đi vào tàn tạ => người ta không quan tâm đến ông đồ cũng như những câu đối tết viết bằng chữ nho của ông. - Nghệ thuật hoán dụ -> lấy vật gần gũi với ông đồ để chỉ ông đồ => nổi bật tâm trạng buồn sầu của ông ? Em có nhận xét gì về tình cảnh ông đồ ở đây? => Ông đồ vẫn ngồi đấy, dường như vẫn cố bám lấy sự sống, vẫn muốn có mặt với đời nhưng ông không ngờ rằng ông bị c/đ ghẻ lạnh loại trừ. Trên con đường mọi người vẫn qua lại nhộn nhịp nhưng không có ai để ý đến ông, ông là một nghệ sĩ hết công chúng. ? Hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đấy gợi cho em cảm nghĩ gì? - Buồn thương cho ông đồ cũng như cho một lớp người trở nên lỗi thời. - Buồn thương cho những gì từng là giá trị từ nay trở nên tàn tạ, bị rơi vào quên lãng. ? Tại sao ông lại rơi vào tình cảnh đó? => Mọi người không còn thú chơi câu đối, lớp người mới lớn không còn có liên hệ gì để quyến luyến loại chữ tượng hình kia, là do quá trình thực dân Pháp xâm lược đã đưa chữ quốc ngữ du nhập vào nước ta, khoa thi chữ Hán bị bãi bỏ. trẻ em đến trường học chữ quốc ngữ, bút sắt thay bút lông. Đặc biệt vào những năm 40, nước ta trải qua một phong trào Âu hóa -> Xh xuất hiện thêm một lớp người mới, phong tục cũ không còn phù hợp -> quy luật đào thải. ? Hai câu thơ: “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay.” Có phải chỉ là 2 câu thơ tả cảnh không? Nó đã diễn tả được cái hay khi miêu tả tâm trạng của ông đồ ra sao? - HS thảo luận nhóm bàn(1p) và nêu ý kiến: +/ Hai câu thơ không chỉ tả cảnh mà còn miêu tả tâm trạng của lòng người. +/ Lá vàng gợi cảm giác buồn của sự héo hắt, úa tàn, rơi rụng -> đó cũng là sự héo hắt, lụi tàn của cả một thế hệ như ông đồ. Lá vàng rơi trên giấy buồn đã nhạt màu vì không ai cần đến lại càng buồn hơn…cảm nhận được tiếng lòng buồn đau của 1 lớp người đã trở thành quá vãng, bị mọi người lãng quên. +/ Cơn mưa bụi bay lất phất, nhẹ nhàng ngoài trời kết hợp với hình ảnh trên tạo thành 1 cảnh ảm đạm lạnh lẽo gợi 1 nỗi buồn man mác đến ngậm ngùi -> cơn mưa trong lòng người. => Một không gian cảnh, 1 không gian người hiện lên như 1 cảnh phim nổi đầy sức gợi. ? Khái quát nội dung tìm hiểu ở khổ 3, 4? Ghi bảng. GV: Trong khổ 3 và khổ 4 vẫn hiện lên hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố ngày Tết nhưng tất cả đã khác xưa. Ngày trước là cảnh bao nhiêu người thuê viết và tấm tắc khen tài. Bây giờ thì người thuê viết nay đâu? Câu thơ là một câu hỏi buồn xa vắng. Ông đồ ngồi lặng lẽ buồn trong cảnh vắng vẻ đến thê lương. Nỗi buồn tủi thấm cả vào những vật vô tri, vô giác. Có sự đối lập đầy xót xa giữa cái không thay đổi và cái đã đổi thay. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. “Lá vàng rơi” cũng như số phận của ông đồ đã đến hồi kết thúc. HS đọc khổ thơ thứ 5. ? So sánh với khổ đầu? giống với khổ thơ đầu * Đều xuất hiện hoa đào nở. * Khác: - Khổ 1: Ông đồ xuất hiện. - Khổ cuối: “Không thấy ông đồ xưa” ? Kết thúc bài thơ ta gặp lại h/ả gì? - Năm nay đào lại nở ? Qua cả bài thơ chúng ta thấy t/g xưng hô với ông đồ ntn? - Ông đồ già -> ông đồ -> ông đồ xưa . ? Nêu ý nghĩa của cách dùng các từ ngữ ? tác giả cảm thương về điều gì ? - Cảm thương một lớp người đã bị lãng quên - Có sự đồng cảm với người nghèo, bất hạnh. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật ? - Bài thơ mở đầu: Mỗi năm... - Kết thúc bằng: Năm nay... => Tả thực, từ ngữ gợi h/ả, ẩn dụ: Vịnh cảnh để ngụ tình, ông đồ cô đơn lạc lõng và tàn lụi, số phận bẽ bàng. Đó là kết cấu đầu cuối tương ứng. ? Qua đó giúp em hiểu gì về tâm trạng của ông đồ ? ? Tại sao t/g lại “tiếc nuối”? - Vì chính là 1 nét đẹp trong đời sống văn hóa của nhân dân ta, chúng ta thấy quy luật đào thải thật nghiệt ngã đã khiến cho một nền văn hóa bị lãng quên, một lớp người bị đẩy lùi vào dĩ vãng để rồi gợi lên trong mỗi chúng ta sự thương cảm, xót xa, day dứt không nguôi về một phong tục tập quán, một nếp sống văn hóa đẹp. ? Có gì giống và khác nhau trong hai chi tiết “hoa đào và ông đồ”ở K5 và K1? Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì ? - Giống: đều xuất hiện hoa đào nở - Khác: K1: ông đồ xuất hiện như lệ thường thì ở K5 không còn hình ảnh ông đồ. - ý nghĩa : thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến . Con người thì không thế, họ có thể trở thành xưa cũ và ông đồ cũng vậy. ? “Những người muôn năm cũ”là những ai? Câu hỏi tu từ cuối bài thơ giúp em hiểu được tình cảm của nhà thơ ntn? - Đó là tâm trạng, tài hoa của các nhà nho xưa. - Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời , nay bị lãng quên do cuộc đời thay đổi. => Câu hỏi tu từ, kết cấu đầu cuối tương ứng: tâm trạng bâng khuâng nuối tiếc trước quá khứ tốt đẹp của dân tộc. Hoạt động 3 : ( 5’) PP đàm thoại, nêu vấn đề ? Những biện pháp NT được sử dụng trong bài ? - Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại. - XD những h/a đối lập. - Kết hợp BC, kể, tả. - Lựa chọn lời thơ bình dị mà gợi cảm. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình. ? Nêu nội dung của văn bản ? ? Vb có ý nghĩa ntn ? Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai ) Hoạt động 2: Luyện tập(6’) ? Từ bài thơ em có những suy nghĩ gì về giá trị tốt đẹp của dân tộc? HS trả lời. Gv bình: Có thể nói trên năm khổ thơ ngũ ngôn cả một dòng thời gian thấm thoát chảy trôi, cả một lớp người lùi xa về dĩ vãng. Cuốn phim “Ông đồ” chẳng nhiều cảnh mà dung chứa quá trình vận động của một thời đại, thăng trầm số phận của một lớp người. Bài thơ thật giản dị từ bố cục đến ngôn từ nhưng đầy sức ám ảnh. Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét: “Ông đồ” là nơi gặp gỡ của hai nguồn thi cảm: lòng thương người và tình hoài cổ. Bài thơ là lời sám hối của bọn thanh niên chúng ta trước cái cảnh thương tâm của nền nho học lúc mạt vận”. 3. Phân tích: b. Hình ảnh ông đồ thời tàn. Mùa xuân vẫn trở lại, vẫn hoa đào, vẫn phố xưa nhưng ông đồ đã hoàn toàn bị lãng quên, âm thầm lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người, cô đơn lạc lõng giữa cuộc đời. c. Tấm lòng của nhà thơ. Đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng tê tái của ông đồ, tiếc thương cho một thời đại văn hóa đã đi qua, một giá trị tinh thần tốt đẹp bị lãng quên. 4.Tổng kết : a. Nghệ thuật: - Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại. - XD những h/a đối lập. - Kết hợp BC, kể, tả. - Lựa chọn lời thơ bình dị mà gợi cảm. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình. b. Nội dung: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai c. Ghi nhớ: (SGK) III. Luyện tập 4.Củng cố: ( 2’ ) - Ý nghĩa của văn bản ? 5.Dặn dò: ( 2’ ) - Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ - Đọc, soạn trước bài : Quê hương ? Hình ảnh làng quê được tác giả giới thiệu ntn? ? Nhà thơ tả cảnh thuyền cùng trai tráng của làng ra khơi ntn? Không gian và thời gian ra sao? ? Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? ? Sau khi câu thơ giới thiệu chung về làng quê . Một làng chài nằm trên cù lao giữa sông thì 6 câu thơ tiếp miêu tả cảnh dân chài ra khơi ntn? ? Em hãy cho biết trong khổ thơ này tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh ntn? ? Cảnh thuyền và người về bến được nhà thơ miêu tả ntn? Qua chi tiết nào? ? Cảm nhận của em về người dân chài ntn qua 2 câu thơ đó? ? Qua hình ảnh câu thơ em cảm nhận được gì trong tâm hồn của nhà thơ ? E.RKN: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày tháng năm 2021 TT Nguyễn Thị Phi Nga Ngày soạn: 4/1/2021 Tuần 21 Ngày giảng: Tiết 76 CÂU NGHI VẤN A.Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: Qua bài học giúp học sinh: - Kiến thức chung: + Nắm vững đặc điểm và hình thức chính của câu nghi vấn. + Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Kiến thức trọng tâm: + Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. + Chức nắng chính của câu nghi vấn. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng bài học: + Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. + Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn. - Kĩ năng sống: + Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể. + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn. 3. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện. 4.Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức sử dụng câu nghi vấn phù hợp, ý thức giữu gìn sự trong sáng của Tiếng Việt . B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, sgk, sgv, máy chiếu, máy tính HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp dạy học: Quy nạp, nêu vấn đề. D.Tiến trình dạy học – giáo dục: 1.Ổn định tổ chức ( 1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3’) ? Kể tên những kiểu câu chia theo mục đích nói đã học? Cho VD 3.Bài mới:(1’) GV dẫn vào bài: Chúng ta đã được làm quen với kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về đặc điểm chức năng của 1 trong kiểu câu đó là câu nghi vấn Hoạt động 1( 15’) -Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm về hình thức và chức năng của câu nghi vấn - HTTC: Giao nhệm vụ học tập - PP, KT: trực quan, đàm thoại , nêu vấn đề,thảo luận, quy nạp, động não, trình bày, phản biện... - Gv chiếu đoạn trích trên máy chiếu. ? Xuất xứ của đoạn trích? - “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ? Nêu nội dung chính ? - Cuộc đối thoại của mẹ con chị Dậu: sự quan tâm của cái Tí với mẹ. ? Xác định câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn trích trên ? - Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không? - Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? - Hay là u thương chúng con đói qúa? ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? - Sau mỗi câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi. Trong câu có dùng từ nghi vấn: không, sao…không, hay (là ). ? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì? Dùng để hỏi. - Gv: Câu nghi vấn bao gồm cả câu tự hỏi: “Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay ko ?” ? Đặt một số câu nghi vấn ? (vd: Hôm nay anh đi học phải không ?) ? Hãy nêu một số từ ngữ nghi vấn? ( ai, gì, nào, sao, không….) ? Câu nghi vấn có đặc điểm gì và chức năng chính của nó là gì? - Học sinh đọc ghi nhớ - sgk. GV giảng giải : - Các từ thường được sdụng trong câu nghi vấn gồm có các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào…; Các cặp từ: có… không, đã… chưa…; các tình thái từ: à, ư, nhỉ… ; Quan hệ từ hay được dùng để nối các vế có quan hệ lựa chọn. GV: đưa BT bổ sung: ? Nêu mục đích diễn đạt của các câu sau: - Em giúp chị việc này được không? ->Đề nghị - Có ăn không thì bảo Hoạt động 2.( 22’) -Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức bài học vào làm BT SGK, nâng cao khả năng vận dụng câu nghi vấn trong nói viết - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: nêu vấn đề, thực hành, kt động nã, thảo luận, ra quyết định, trình bày, phản biện... BT1: - Gv chép bài tập trên bảng phụ. - Chia hs theo nhóm thảo luận. ? Xác định câu nghi vấn ? BT2 ? Xét các câu sau và trả lời câu hỏi ? N1: Câu a , b và trả lời câu hỏi 1. N2: Câu c và trả lời câu hỏi 2 Bt3: HS thảo luận nhóm- trình bày. - Không đặt dấu chấm hỏi được vì đây không phải là câu nghi vấn - Câu a, b có các từ nghi vấn : không, tại sao nhưng những kết cấu chứa các từ này chỉ làm bổ ngữ cho một câu chứ không phải tạo câu nghi vấn . - Ví dụ : Ai cũng thấy như thế - Tôi không biết nó ở đâu với câu : Nó ở đâu ? Lưu ý: Không phải câu nào chứa từ nghi vấn đã là câu nghi vấn. Cá bán ở đâu? Ở đâu cũng bán cá. BT 4, 5: Hs trình bày miệng 4. Bài tập 4 a. Hỏi về điều chưa biết b.Hỏi về điều đã biết ít nhiều 5 Bài tập 5 a. Hỏi về thời điểm sẽ diễn ra hành động đi b. Hỏi về thời điểm đã diễn ra hành động đi I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính 1. KS, PT ngữ liệu - Câu : + Sáng nay....không ? + Thế làm sao ...ăn khoai ? + Hay là .....quá ? => là câu nghi vấn. - Đặc điểm: chứa từ ngữ nghi vấn (không, làm sao, hay) và dấu chấm hỏi. - Chức năng: dùng để hỏi 2. Ghi nhớ sgk /11 II. Luyện tập. 1.Bài tập 1sgk/ 11 a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? c.Văn là gì? Chương là gì? d.- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?- Đùa trò gì? - Hừ…hừ…cái gì thế? - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả? => Sau các câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi. 2. Bài tập 2 sgk/ 11 - Căn cứ để xác định câu nghi vấn: có từ “hay”. - Không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được vì nó sẽ chuyển thành câu ghép có quan hệ lựa chọn. 3.Bài tập 3 sgk/11 Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu vì đó không phải là câu nghi vấn. - Câu a, b: có các từ nghi vấn “có…không, tại …sao”nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu. - Câu c,d: nào (cũng), ai (cũng) là từ phiếm định. 4.Củng cố: ( 2’ ) - Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn ? Cho ví dụ. 5.Dặn dò: ( 1’ ) - Học thuộc ghi nhớ và làm các bài tập còn lại. - Đọc và tìm hiểu bài : Câu nghi vấn (tiếp theo) ? Tìm hiểu chức năng khác của câu nghi vấn ? Đọc ví dụ (sgk) và trả lời câu hỏi Xác định câu nghi vấn ? Câu nghi vấn trong đoạn trích có dùng để hỏi không? ? Có phải bao giờ câu nghi vấn cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi không ? ? Ngoài dấu hiệu kết thúc bằng dấu chấm hỏi thì câu nghi vấn còn kết thúc bằng dấu gì ? ? Làm các bài tập trong SGK E.RKN: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 08/01/21 17:20
Lượt xem: 1
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: HỌC KÌ II Ngày soạn: 2/1/2021 Tuần 20 Ngày giảng:.............. Tiết 73,74 NHỚ RỪNG (Thế Lữ) A.Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: Qua bài học giáo dục cho học sinh: - Kiến thức chung: + Biết đọc - hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới. + Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ. - Kiến thức trọng tâm: + Sơ giản về phong trào Thơ Mới. + Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. + Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng”. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng bài học: + Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. + Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. + Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. - Kĩ năng sống: + Giao tiếp: Trao đổi, trình bày suy nghĩ về nỗi chán ghét thực tạo tầm thường, tù túng; trân trọng niềm khao khát cuộc sống tự do của nhân vật trữ tình trong bài thơ. + Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. + Tự quản bản thân: Quý trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa. 3. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện. 4. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu đất nước, trân trọng nền độc lập tự do của dân tộc. Thái độ chia sẻ cảm xúc, tâm trạng uất ức của nhà thơ trong hoàn cảnh chúng kiến cảnh nước mất nhà tan . B. Chuẩn bị: GV: Máy chiếu , giáo án, SGK, SGV, TLTK về Phong trào Thơ mới. HS: Đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp dạy học: Bình giảng, phân tích, nêu vấn đề. D. Tiến trình dạy học – giáo dục: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3.Bài mới: Vào những năm 30 của TK XX trên diễn đàn văn học đã diễn ra một cuộc tranh luận sôi nổi giữa thơ mới và thơ cũ, cuối cùng thơ mới đã “toàn thắng” không phải bằng lý lẽ mà bằng một loạt những bài thơ mới hay trong đó phải kể đến Thế Lữ. “ Thế Lữ không bàn về thơ mới.......hay” (Hoài Thanh). Một trong những bài thơ đặc sắc ấy là “Nhớ rừng”. Hoạt động 1.( 10’) - Mục tiêu : Hs nắm vững nét chính về cuộc đời , sự nghiệp nhà thơ. Đánh giá được vị trí của nhà thơ trong nền thơ hiện đại VN -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: trực quan, vấn đáp tái hiện, thuyết trình, kt động não, đàm thoại, trình bày, nhận xét, đánh giá . ? Tóm tắt những nét nổi bật về thân thế, sự nghiệp của Thế Lữ? Hs phát biểu, gv - Gv bổ sung: - Chiếu chân dung nhà thơ. Thế Lữ là cách chơi chữ hàm ý là người lữ khách trên trần thế, cả đời chỉ ham chơi đi tìm cái đẹp: Tôi là người khách bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để rong chơi. - “Thơ mới” lúc đầu dùng để gọi tên một thể thơ: thơ tự do. Khoảng sau năm 1930 một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” lên án “thơ cũ”( chủ yếu là thơ Đường Luật ) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số câu số chữ trong bài không có hạn định gọi đó là “Thơ mới”. Nhưng rồi “Thơ mới”không chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc vào năm 1945 gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, LTL, HC….Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc trong vòng 15 năm. Trong Thơ mới số thơ tự do không nhiều mà chủ yếu là thơ bảy chữ, lục bát, tám chữ không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển. ? Em hiểu về thuật ngữ “thơ mới”,“thơ cũ” như thế nào? - Lúc đầu: gọi tên một thể thơ (thơ tự do) - Sau đó: gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 (kết thúc năm 1942) ? Kể tên những nhà thơ trong phong trào thơ mới? Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử... ? So với thơ cũ (thể TNBC, TNTT) thơ mới được đánh giá như thế nào? Tự do phóng khoáng, linh hoạt hơn, không bị ràng buộc bởi những qui tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu đem lại sự đổi mới ấy. ? Nêu vị trí của bài thơ “Nhớ rừng” trong sự nghiệp của Thế Lữ ? Hoạt động 2. ( 25’) - Mục tiêu : Hs đọc – hiểu VB; nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn 1,4 ... -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập - PP, KT: nêu VĐ, thuyết trình, đàm thoại, phân tích, tổng hợp, bình, động não, hđ nhóm, trình bày, phản biện... - Yêu cầu đọc: + Đoạn 1,4 giọng buồn ngao ngán, u uất. + Đoạn: 2,3 và 5 giọng vừa hào hứng, vừa nuối tiếc, mạnh mẽ và hùng tráng. G đọc mẫu. Gọi /s đọc tiếp. ? Yêu cầu h/s hỏi - đáp chú thích: 1, 2, 6, 9, 11, 12, 15, 16 ? Gv: NhËn xÐt vµ söa c¸ch ®äc. ? Xác định thể thơ? Đặc điểm? - Thể thơ tự do, 8 chữ -> là sáng tạo của thơ mới - Nhịp thơ thay đổi theo mạch cảm xúc - Vần: liền ( 2 câu kế tiếp nhau) ? Thuyết minh ngắn gọn những đặc điểm hình thức của thể thơ , chỉ ra những điểm mới so với thơ đường luật? - Số câu, số tiếng, cách ngắt nhịp, gieo vần... Tỷ lệ B - T: Thanh B bị áp đảo, thanh T dồn trọng tải vào cuối và đầu câu thơ -> Sự cách tân trong thơ mới. ? Âm hưởng chung của bài thơ? Đầy nhạc tính, dồi dào âm điệu cách ngắt nhịp linh hoạt. ? “Nhớ rừng” là lời con hổ trong vườn bách thú. Mượn lời con hổ tác giả muốn nói (người đọc liên tưởng đến) điều gì ở con người? Tâm sự của con người ? Từ đó em hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ? Biểu cảm gián tiếp ? Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn? - 5 đoạn: + Đoạn 1: Anh hùng thất thế (sa cơ) + Đoạn 2: Khúc trường ca dữ dội + Đoạn 3: Sự tiếc nuối quá khứ huy hoàng + Đoạn 4: Niềm uất hận trước thực tại tầm thường + Đoạn 5: Khát vọng tự do cháy bỏng HS: Đọc lại khổ 1 + 4 ? Đoạn thơ 1 thể hiện điều gì? HS: Tâm trạng của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú. ? Hãy tìm những từ ngữ diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ ? - H.cảnh: trong cũi sắt, nằm dài trông ngày tháng dần qua. - Tâm trạng: gậm khối căm hờn ). ? Em hiểu ntn về từ “gậm” và từ “khối”. Có thể thay thế chúng bằng những từ ngữ khác được không ? - Gậm: động từ, dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp. => Sự gặm nhấm đầy uất ức và bất lực của con hổ khi bị mất tự do. - “Khối căm hờn” gợi cho ta có cảm giác như trông thấy sự căm hờn có hình khối rõ ràng. Căn hờn, uất ức vì bị mất tự do đã kết tụ lại thành khối, thành tảng, cứng như những chấn song sắt lạnh lùng kia ). ? Tư thế “ nằm dài trông ngày tháng dần qua”nói lên tình thế gì của con hổ? - Tình thế buông xuôi bất lực, ngày đêm gậm nhấm nỗi căm hờn. Nó khinh lũ người bên ngoài, nó cảm thấy nhục nhã phải hạ mình ngang hàng với bọn gấu, báo. Lúc này hổ thấm thía thân phận “Hùm thiêng khi đã sa cơ cùng hèn” ). ? Em có nhận xét gì về âm điệu của hai câu thơ mở đầu ? - Từ “căm hờn” đứng giữ câu thơ có nhiều vần trắc diễn tả tâm trạng dằn vặt, căm hờn uât ức của con hổ ? Khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú, con hổ tỏ thái độ ntn với con người và những con vật khác xung (- Khinh ghét con người gọi họ là lũ “ngạo mạn, ngẩn ngơ”. - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt tầm thường (Giương mắt bé giễu…) ? Tại sao con hổ lại đau xót khi phải “chịu ngang bầy …”? (- Bất bình vì bị ở chung cùng “bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự” Vì hổ là chúa sơn lâm, chúa tể của muôn loài, giờ bị xem thường như những kẻ thấp kém địa vị -> song quan trọng hơn nó đau xót cho lũ gấu, báo không biết được nỗi nhục nhằn tù hãm ). ? Cảnh vườn bách thú được tái hiện qua những chi tiết nào? Dưới con mắt của chúa sơn lâm thì cảnh đó có tính chất như thế nào? Cảnh ấy đã gây lên phản ứng nào trong tình cảm của con hổ? ? Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ? Giọng điệu ấy thể hiện nỗi niềm và tâm trạng gì của con hổ? ? Cảnh vườn bách thú và tâm sự của con hổ giúp em cảm nhận được gì ở tâm sự con người và xã hội đương thời? ? Từ 2 khổ thơ trên em hiểu gì về tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú? - Khao khát được sống tự do, chân thật... GV bình: Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của con người trong xã hội đương thời. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Thế Lữ ( 1907-1989 ), quê Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới . 2. Tác phẩm: - Là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới . II. Đọc - hiểu VB: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích 2. Thể thơ : 8 chữ ( hiện đại) 3. Bố cục : 5 đoạn 3. Phân tích a. Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú Tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán, chán ghét cảnh tù túng, tầm thường nhưng không có cách gì để thoát ra được. 4.Củng cố(3’) GV: hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. HS: Đọc diễn cảm lại khổ 1,4 của bài thơ 5. H¬íng dÉn vÒ nhµ(2’) - Học thuộc lòng đoạn 1 + 4. - Phân tích được cảnh tượng con hổ ở vườn bách thú: ? Cảnh Sơn lâm được gợi qua những chi tiết nào? ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong những lời thơ ở đoạn 2; 3 ? Nó có tác dụng ntn? ? Theo em tâm trạng của Hổ lúc này ra sao, có gì khác so với đoạn 1 + 4 ? ? Toàn bài thơ, t/g đã sử dụng ngôi kể nào ? Đại từ “Ta” lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa ntn? ? Câu cảm thán đoạn 3 có ý nghĩa ntn ? ? Sự đối lập có ý nghĩa ntn? Liên hệ đất nước ta trong các giai đoạn bị xâm lược trong l/sử? ? Trước những khao khát ấy thì con Hổ đã nuối tiếc quá khứ ntn? * Đọc đoạn 5. ? Theo em Giấc mộng ngàn của Hổ là một giấc mộng ntn? (qua chi tiết nào? ) ? Em có nhận xét gì về NT dùng từ, câu trong đoạn thơ cuối? ? Trước khao khát nhưng đầy bất lực của con Hổ, Nhà thơ muốn nói lên điều gì ? ? Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ này? Tiết 74 Hoạt động 2. ( 25’) -Mục tiêu: Cảm nhận đoạn 2,3 của bài thơ, phân tích giá trị ND, NT nổi bật của đoạn thơ -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: Nêu VĐ, đàm thoại, phân tích, tổng hợp, bình,thảo luận, động não, trình bày, phản biện HS: Đọc đoạn 2, 3 của bài thơ ? Đọc 2 đoạn thơ này em có cảm nhận ntn so với các khổ thơ khác trong bài? - Là 2 đoạn hay nhất của bài thơ, miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ qua nỗi nhớ thời oanh liệt của chưa sơn lâm ? Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào? - Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, trúc trường ca dữ dội… ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và nghệ thuật của tác giả? Tác dụng của nghệ thuật ( Cảnh thiên nhiên hiện lên ntn)? -> Điệp từ “với”, các động từ chỉ đặc điểm của hành động “gào, hét” => Thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, hoang vu, bí ẩn , linh thiêng. ? Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện ra ntn qua không gian ấy ? - Thoả mãn tự hào về mình. =>Tư thế dõng dạc, đường hoàng, oai phong, lẫm liệt với tâm trạng hài lòng - Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình, diễn tả chính xác vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh mềm mại, uyển chuyển của chúa tể sơn lâm. ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu của khổ thơ? -> Nhịp thơ ngắn, uyển chuyển, giọng điệu hùng tráng, dữ dội. Sử dụng các từ ngữ gợi tả hình dáng: Vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của con hổ giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ. ? Yêu cầu h/s theo dõi khổ 3. ở đoạn thơ này con hổ nhớ lại những kỉ niệm gì về chốn rừng xưa ? - Những kỉ niệm đêm vàng… - Những ngày mưa, bình minh, mặt trời tắt => Bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. ? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ như “bộ tranh tứ bình độc đáo”về chúa sơn lâm? ý kiến của em ntn ? - Đoạn 3: có thể coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bối cảnh, cảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. + Đó là cảnh “đêm vàng bên bờ suối” hết sức diễm ảo với hình ảnh con hổ “say mồi đứng tan”đầy lãng mạn. + Đó là cảnh “ngày mưa chuyển…” với hình ảnh con hổ mang dáng dấp đế vương đang yên lặng ngắm giang sơn của mình. + Đó là cảnh “bình minh cây xanh nắng gợi”chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim đang ca hát cho chúa sơn lâm ngủ. + Đó là hình ảnh chúa sơn lâm đang khao khát chờ đợi bóng đêm để mặc sức tung hoành nơi vương quốc rộng lớn, đầy bí ẩn của mình ). ? Em có NX gì về từ “ta, nào đâu đâu những” ? - Điệp từ “ta” thể hiện khí phách ngang tàng làm chủ. - Điệp từ “nào đâu, đâu những” câu cảm thán cuối bài diễn tả nỗi nhớ tiếc qúa khứ khôn nguôi . => Đại từ, điệp từ, câu cảm thán, câu hỏi tu từ: Tiếc nuối cuộc sống thơ mộng, tự do giữa chốn sơn lâm. - GV: Hình ảnh ẩn dụ “đêm vàng”: đêm trắng sáng mọi vật như được nhuốm màu vàng, ánh trăng như tan chảy trong không gian. ? Qua các biện pháp nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng của con hổ ntn? Đến đây ta sẽ thấy hai cảnh tượng được miêu tả trái ngược nhau: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và cảnh núi rừng nơi con hổ đã từng ngự trị. ? Hãy chỉ ra tính chất đối lập của hai cảnh tượng này ? - Đối lập một bên là cảnh tù túng, tầm thường, giả dối với một bên là cuộc sống chân thật, phóng khoáng, sôi nổi. ? Sự đối lập đó có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của con hổ và con người ? => Diễn tả nỗi căm ghét cuộc sống tầm thường, giả dối và khát vọng mãnh liệt về một cuộc sống tự do, chân thật. HS đọc đoạn 5 . ? “Giấc mộng ngàn”của hổ hướng về một không gian ntn ? - Oai linh, hùng vĩ, thênh thang . ? Các câu thơ cảm thán mở đầu ( Hỡi oai linh …) và kết thúc đoạn ( Hỡi cảnh rừng … có ý nghĩa gì ? Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật tự do. ? Bài thơ kết thúc bằng lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới rừng thiêng nơi nó từng ngự trị. Lời nhắn gửi ấy có ý nghĩa ntn đối với tâm trạng của con người VN thuở ấy ? Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn đồng thời là tâm trạng chung của người dân VN mất nước đang sống trong cảnh nô lệ, chịu số phận “nhục nhằn tù hãm”lúc bấy giờ. Chính vì vậy, bài thơ vừa mới ra đời đã được công chúng say sưa đón nhận. Họ cảm thấy lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòng sâu kín của họ. ? Nỗi đau ấy p’ ánh khát khao mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú và cũng là của con người ? ? “Nhớ rừng”là bài thơ tiêu biểu của thơ lãng mạn, qua đó giúp em hiểu gì về thơ lãng mạn VN ( nghệ thuật )? - Cả bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút của nhà thơ. - Đề tài mang ý nghĩa biểu tượng. Con hổ có vẻ đẹp oai hùng, đầy uy quyền ở chốn sơn lâm nay bị tù hãm trong cũi sắt, là biểu tượng thích hợp về người anh hùng mang tâm sự u uất ). ? Bài thơ vừa giàu tính nhạc, vừa giàu tính họa, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt. Giọng thơ khi thì say sưa, tha thiết, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và tràn đầy cảm xúc. Qua đó giúp em cảm nhận được nội dung gì? ? ý nghĩa của văn bản ? ( Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao khỏi kiếp đời nô lệ ) Gv yêu cầu HS đọc Hoạt động 3. Luyện tập ( 5’) PP thực hành. ? Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về bài thơ “Nhớ rừng”: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì? - Đó là sức mạnh của cảm xúc. Trong thơ lãng mạn, cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu, từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ ở đây cảm xúc phi - Đó là sức mạnh của cảm xúc. Trong thơ lãng mạn, cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu, từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ ở đây cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy - Tập đọc diễn cảm bài thơ. - Gv tổng kết lại: Nhiều người đọc bài thơ và cảm thấy bài thơ đã nói giùm họ nỗi đau khổ vì thân nhân nô lệ sống nhục nhằn tù hãm trong cũi sắt đã khơi dậy trong họ niềm khát khao tự do cùng nỗi nhớ đầy oanh liệt tự hào trong LSDT. Vì vậy bài thơ đã có sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi có tiếng vang lớn. Về mặt nào đó có thể coi đây là một áng thơ yêu nứơc tiếp nối mạnh thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỷ XX 3. Phân tích b. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ. * Cảnh sơn lâm: Cảnh núi rừng đại ngàn, lớn lao, phi thường nhưng cũng hoang vu, bí hiểm. c. Khao khát giấc mộng ngàn. Khát vọng được sống chân thật cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của mình. Đó là khát vọng tự do, khát vọng giải phóng. 4. Tổng kết. a. Nghệ thuật: - SD bút pháp lãng mạn , với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm, - XD hình tượng thơ mang ý nghĩa biểu trưng, nhiều tầng ý nghĩa. - Nhạc điệu thơ phong phú, ngắt nhịp linh hoạt, biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng, b. Nội dung: - Diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, - Biểu lộ lòng yêu nứoc thầm kín của người dân mất nước. c.Ghi nhớ SGK/ 7 III. Luyện tập 4.Củng cố: ( 2’ )Gv hệ thống lại NDKT cần nắm. 5.Dặn dò: ( 1’ ) - Học thuộc ghi nhớ. Học thuộc bài thơ PT theo ND đã học. - Soạn bài “Ông đồ”. ? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ? ? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của văn bản? ? Cho biết bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? ? Hãy x¸c ®Þnh bè côc cu¶ bµi th¬? ? Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời gian không gian nào? ? Tài năng viết câu đối của ông được thể hiện qua câu thơ nào ? ? Rồng, phượng là biểu tượng của điều gì ? ? Qua đó cho ta thấy tài năng của ông đồ ra sao? ? Ví tài năng viết chữ như phượng múa rồng bay tức là tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? ? Tài năng đó có ý nghĩa ntn đối với người xưa ? ? Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ xưa, em đọc được những cảm xúc nào của người viết lời thơ này? A. RKN: B. Ngày soạn: /1/2021 Tiết 75 ÔNG ĐỒ ( VŨ ĐÌNH LIÊN ) A.Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: - Kiến thức chung: + Biết đọc - hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ Mới. + Hình ảnh đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay bị lãng quên. + Niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền. + Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. - Kiến thức trọng tâm: + Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. + Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng bài học: + Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. + Đọc diễn cảm tác phẩm. + Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. - Kĩ năng sống: + Kĩ năng tư duy sáng tạo. + Kĩ năng giao tiếp. + Kĩ năng hợp tác. + Kĩ năng lắng nghe tích cực. 3. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện. 4. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm trân trọng, biết ơn những giá trị văn hóa dân tộc. Biết ơn những người đi trước đã tạo dựng nền tảng văn hóa cho thế hệ sau. B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, SGK, SGV, TLTK, máy chiếu, máy tính HS: Đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK C.Phương pháp dạy học: Phân tích, giảng bình. D. Tiến trình dạy học- giáo dục: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Đọc thuộc lòng đoạn 1,2 và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Nhớ rừng? 3. Bài mới (1’) Gv dẫn vào bài: Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta, nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học. Ông Đồ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt tước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người một thời đã qua: “Ông đồ chín là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Hoặc: Hai nguồn thi cảm chính trong thơ Vũ đình Liên là lòng thương người và niềm hoài cổ, một lần hai nguồn thi cảm ấy gặp nhau cho ra đời kiệt tác “Ông đồ” – Hoài Thanh. Hoạt động 1. ( 7’) -Mục tiêu: Hs nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm, h/c ra đời bài thơ - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: Trực quan, vấn đáp, tái hiện,đàm thoại, trình bày , nhận xét . ? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ? HS: trả lời, Gv cho HS quan s¸t ch©n dung t¸c gi¶ vµ bæ sung: Vũ Đình Liên (1913-1996 ) quê Hải Dương chủ yếu sống ở Hà Nội. Là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta. Là nhà thơ tiêu biểu, có vị trí xứng đáng trong phong trào thơ mới. Từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, trường đại học Sư phạm ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn ( gồm Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn Nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết: “ Trong lòng thơ mới, Vũ Đình Liên là 1 người cũ” ? Bài thơ “Ông đồ”? “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. ? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của văn bản? Chữ Nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hoá Việt Nam. Các nhà nho là trung tâm của đời sống văn hoá dân tộc được xã hội tôn vinh trở nên lạc lõng, bị cuộc đời bỏ quên cuối cùng là vắng bóng => Cả một thành trì văn học cũ gần như là sụp đổ... Hoạt động 2. ( 28’) -Mục tiêu: Hs đọc – hiểu Vb, phân chia bố cục , Xđ thể loại, phân tích đoạn 1 của bài thơ. -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: đàm thoại, thuyết trình, phân tích giảng bình,thảo luận, ra quyết định, động não, trình bày, phản biện... - G/v nêu y/c đọc, g/v đọc mẫu-> h/s đọc. + Khổ 1,2: giọng vui, phấn khởi. + Khổ 3,4 : giọng chậm buồn, xúc động. + K5: buồn da diết ? Bài thơ diễn tả điều gì ? - Niềm thương cảm chân thành trước một cảnh đời tàn tạ và tâm sự hoài cổ thiết tha của tác giả ? Bµi th¬ ®îc viÕt theo thÓ th¬ nµo? Em hiểu gì về thể thơ này? - HS trình bày: Bµi th¬ ®îc viÕt theo thÓ th¬ 5 ch÷, mét thÓ th¬ quen thuéc trong th¬ ca ViÖt Nam. Kh¸c víi c¸c bµi th¬ 5 chữ đã học ë chç ®©y kh«ng ph¶i lµ thÓ th¬ ngò ng«n tø tuyÖt mµ lµ th¬ ngò ng«n gåm nhiÒu khæ, mçi khæ gồm 4 c©u th¬. ? Cho biết bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? H: Biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự - Vì bài thơ dựng lại hình ảnh ông đồ xưa và nay, từ đó tác giả bày tở niềm cảm thương chân thành của mình. ? Nội dung biểu cảm là gì? Đối tượng biểu cảm là ai? - HS xác định: Tình cảnh đáng thương của ông đồ… Đối tượng biểu cảm là ông đồ… ? Xác định kết cấu của bài thơ? - HS thảo luận và xác định: Kết cấu theo trình tự thời gian -> mạch cảm xúc về hình tượng ông đồ. ? Từ đó hãy x¸c ®Þnh bè côc cu¶ bµi th¬? - Chia 3 phần: + Hình ảnh ông đồ thời hoàng kim: -> Khổ 1, 2 + Hình ảnh ông đồ thời tàn: -> Khổ 3, 4 + Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ: ->Khổ 5 - GV nêu định hướng phân tích theo bố cục. HS: Đọc khổ 1, 2 ? ND chính của khổ 1? Giới thiệu ông đồ ? Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời gian không gian nào? Mỗi năm hoa đào nở ? Ý nghĩa? - Hoa đào: là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền dân tộc => đó là mùa vui đẹp, hạnh phúc của mọi người. Từ “ mỗi, lại” cho chúng ta biết thêm gì về sự xuất hiện của ông ? ( Thành thông lệ, quy luật ). => Khi hoa đào nở, ông đồ lại xuất hiện và ở đây sự xuất hiện của ông không phải là một lần duy nhất mà là thường xuyên, trở thành nếp, thói quen in đậm trong nếp sống của nhân dân. => Sự xuất hiện đều đặn hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết mùa xuân với hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho. ? Theo dõi khổ thơ thứ 2. Cho biết ý chính của khổ thơ? Ông đồ viết chữ ? Tại sao khi hoa đào nở (Tết Nguyên đán) ông đồ lại viết câu đối? - GV: Câu đối của ông là một thứ hàng hóa mà các gia đình sắm tết hầu như nhất thiết phải mua, đó là một nét đặc trưng của ngày tết. ND ta có câu: Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh Sự xuất hiện cùng với công việc của ông như góp thêm vào cái đông vui rực rỡ của phố phường, làm cho không khí đón tết ở mọi nhà ấm cúng hơn. Màu đỏ của giấy quyện với màu đỏ hoa đào tô điểm thêm màu sắc cho ngày xuân. ? Chi tiết nào miêu tả sự cần thiết của ông đối với những người thuê viết ? ? “Bao nhiêu” có nghĩa là gì ? (- Số lượng nhiều không xác định ). ? Tấm tắc có nghĩa là gì? Thái độ của mọi người đối với công việc của ông ra sao ? => Khâm phục tài năng viết chữ của ông => Chứng tỏ mọi người vẫn còn yêu thích chữ nho và phong tục chơi câu đối. => Tả thực, từ ngữ gợi tả: H/ả ông đồ hiện lên đẹp đẽ hòa trong không khí náo nức của ngày xuân. ? Tài năng viết câu đối của ông được thể hiện qua câu thơ nào ? ? Rồng, phượng là biểu tượng của điều gì ? - Đẹp, cao quý, uyển chuyển. “Hoa đào” ở khổ 1 đã nhường chỗ cho “hoa tay” ở khổ 2 -> tôn vinh ông đồ. ? Qua đó cho ta thấy tài năng của ông đồ ra sao? ? Ví tài năng viết chữ như phượng múa rồng bay tức là tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? ? Tài năng đó có ý nghĩa ntn đối với người xưa ? - GV: Mọi người còn trọng chữ Nho và phong tục chơi câu đối và có một ý nghĩa lớn hơn cả vì đó chính là một nếp sống, một bản sắc văn hóa của dân tộc, một tập tục đẹp. ? Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ xưa, em đọc được những cảm xúc nào của người viết lời thơ này? - Quý trọng ông đồ, quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc: mến mộ chữ nho, nhà nho. Khái quát nội dung đã tìm hiểu qua khổ 1, 2. GV bình: Trong hai khổ thơ đầu, hiện lên hình ảnh ông đồ thời nho học còn được coi trọng. Bằng giọng thơ tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, nhà thơ đã gợi lại một hình ảnh đã trở thành thân quen trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Hình ảnh ông đồ vừa hài hòa, vừa nổi bật giữa không khí của phố xá ngày Tết. Người ta xúm xít quanh ông không chỉ vì cần thuê viết chữ mà còn để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông. Mọi người nhìn ông bằng ánh mắt thán phục, ngưỡng mộ. Đó là thời kì “Vàng son” của ông đồ. ? Ngay ở khổ thơ đầu dẫu là thời kỳ “hoàng kim” của ông đồ xong đã xuất hiện dấu hiệu của cái “di tích tiều tuỵ”. Em hãy chỉ ra điều đó? - HS thảo luận và nêu ý kiến. - Ông đồ phải đi viết câu đối thuê để mưu sinh. - Hình ảnh mùa xuân, hoa đào >< hình ảnh ông đồ già tiều tuỵ còm cõi. - GV diễn giảng:… đây là thời kì buồn của ông đồ Bởi lẽ chữ Nho xưa được trân trọng, người viết chỉ viết cho, tặng mà không bán và vị trí của ông đồ phải là ở trường học. Nay kẻ thuộc bậc đứng đầu tứ dân ( sĩ, nông, công, thương) trong suốt ngót 9 thế kỉ phải mài mực kiếm sống nơi hè phố để bán chữ => di tích bắt đầu tàn tạ. Nhưng dẫu sao ở những năm ấy ông đồ còn được thuê, chữ ông đồ còn được trọng. Cùng với sự thay đổi của thời gian, của XH, chữ Nho không còn được trọng vọng nữa. Nhà thơ Tú Xương đã phải thốt lên: Thôi có làm chi cái chữ Nho Ông nghè, ông Cống cũng nằm co. Với sự xâm nhập của văn hoá phương Tây, Nho học đã bước vào thời tàn. Đến những năm 30 thì vị trí của các thầy đồ dạy chữ Nho hầu như không còn nữa. Hình ảnh ông đồ đã trở thành di tích của một nền văn hoá 1 thời đã bị rơi vào quên lãng. Sự tàn tạ ấy của ông đồ được miêu tả cụ thể ở khổ 3- 4 tiết sau. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Vũ Đình Liên ( 1913- 1996) Là một trong những nhà thơ lớn của PT Thơ mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 2. Tác phẩm: - Sáng tác 1939, in lần đầu tiên trên báo “Tinh hoa” - 1942 được tuyển vào tập “ Thi nhân VN” II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích: 2. Bố cục: 3 phần. 3. Phân tích: a. Hình ảnh ông đồ xưa Hình ảnh ông đồ hoà chung trong không khí rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón Tết, ông trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng để mọi người ngưỡng mộ. Hoạt động 1: (25’) -Mục tiêu: Hd học sinh phân tích phần 2,3 bài thơ. Khái quát giá trị nội dung, NT , giá trị tư tưởng bài thơ -HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT:Nêu vấn đề,thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận,trình bày, nhận xét, , động não, phản biện . HS: Đọc khổ thơ 3,4. ? Theo em, sự xuất hiện hình ảnh của ông đồ ở 2 khổ thơ này có gì giống và khác so với 2 khổ thơ trước? - HS nghiên cứu văn bản và xác định: +/ Thời gian vẫn là vào dịp tết đến, địa điểm không có gì thay đổi. Ông đồ vẫn xuất hiện bên lề phố bày hàng ra để bán câu đối trong dịp tết… +/ Điểm khác: Cảnh sắc không còn tươi tắn và không khí cũng không đông vui như trước; Không có hoa đào, giấy đỏ buồn, mực đọng, nghiên sầu; Vắng người thuê viết, ông đồ ngồi lặng lẽ. ? Để diễn tả sự thay đổi đó, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật đó? - GV định hướng cho HS xác định các biện pháp nghệ thuật, phân tích và trình bày. - GV phân tích: +/ Điệp ngữ “ mỗi” trong câu mở đầu khổ 3 là biểu hiện bước đi của thời gian, gõ nhịp cho từng nấc suy tàn của cảnh ở quanh ông đồ; Làm cho câu thơ trở thành câu chuyển ý bằng lời kể trực tiết. Nhịp điệu của lời kể trở thành nhịp điệu của thời gian, của sự suy thoái. +/ Câu hỏi tu từ: “ Người thuê viết nay đâu? …là lời khẳng định: Nho học là “ di tích” thực sự đã đi vào tàn tạ => người ta không quan tâm đến ông đồ cũng như những câu đối tết viết bằng chữ nho của ông. - Nghệ thuật hoán dụ -> lấy vật gần gũi với ông đồ để chỉ ông đồ => nổi bật tâm trạng buồn sầu của ông ? Em có nhận xét gì về tình cảnh ông đồ ở đây? => Ông đồ vẫn ngồi đấy, dường như vẫn cố bám lấy sự sống, vẫn muốn có mặt với đời nhưng ông không ngờ rằng ông bị c/đ ghẻ lạnh loại trừ. Trên con đường mọi người vẫn qua lại nhộn nhịp nhưng không có ai để ý đến ông, ông là một nghệ sĩ hết công chúng. ? Hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đấy gợi cho em cảm nghĩ gì? - Buồn thương cho ông đồ cũng như cho một lớp người trở nên lỗi thời. - Buồn thương cho những gì từng là giá trị từ nay trở nên tàn tạ, bị rơi vào quên lãng. ? Tại sao ông lại rơi vào tình cảnh đó? => Mọi người không còn thú chơi câu đối, lớp người mới lớn không còn có liên hệ gì để quyến luyến loại chữ tượng hình kia, là do quá trình thực dân Pháp xâm lược đã đưa chữ quốc ngữ du nhập vào nước ta, khoa thi chữ Hán bị bãi bỏ. trẻ em đến trường học chữ quốc ngữ, bút sắt thay bút lông. Đặc biệt vào những năm 40, nước ta trải qua một phong trào Âu hóa -> Xh xuất hiện thêm một lớp người mới, phong tục cũ không còn phù hợp -> quy luật đào thải. ? Hai câu thơ: “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay.” Có phải chỉ là 2 câu thơ tả cảnh không? Nó đã diễn tả được cái hay khi miêu tả tâm trạng của ông đồ ra sao? - HS thảo luận nhóm bàn(1p) và nêu ý kiến: +/ Hai câu thơ không chỉ tả cảnh mà còn miêu tả tâm trạng của lòng người. +/ Lá vàng gợi cảm giác buồn của sự héo hắt, úa tàn, rơi rụng -> đó cũng là sự héo hắt, lụi tàn của cả một thế hệ như ông đồ. Lá vàng rơi trên giấy buồn đã nhạt màu vì không ai cần đến lại càng buồn hơn…cảm nhận được tiếng lòng buồn đau của 1 lớp người đã trở thành quá vãng, bị mọi người lãng quên. +/ Cơn mưa bụi bay lất phất, nhẹ nhàng ngoài trời kết hợp với hình ảnh trên tạo thành 1 cảnh ảm đạm lạnh lẽo gợi 1 nỗi buồn man mác đến ngậm ngùi -> cơn mưa trong lòng người. => Một không gian cảnh, 1 không gian người hiện lên như 1 cảnh phim nổi đầy sức gợi. ? Khái quát nội dung tìm hiểu ở khổ 3, 4? Ghi bảng. GV: Trong khổ 3 và khổ 4 vẫn hiện lên hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố ngày Tết nhưng tất cả đã khác xưa. Ngày trước là cảnh bao nhiêu người thuê viết và tấm tắc khen tài. Bây giờ thì người thuê viết nay đâu? Câu thơ là một câu hỏi buồn xa vắng. Ông đồ ngồi lặng lẽ buồn trong cảnh vắng vẻ đến thê lương. Nỗi buồn tủi thấm cả vào những vật vô tri, vô giác. Có sự đối lập đầy xót xa giữa cái không thay đổi và cái đã đổi thay. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. “Lá vàng rơi” cũng như số phận của ông đồ đã đến hồi kết thúc. HS đọc khổ thơ thứ 5. ? So sánh với khổ đầu? giống với khổ thơ đầu * Đều xuất hiện hoa đào nở. * Khác: - Khổ 1: Ông đồ xuất hiện. - Khổ cuối: “Không thấy ông đồ xưa” ? Kết thúc bài thơ ta gặp lại h/ả gì? - Năm nay đào lại nở ? Qua cả bài thơ chúng ta thấy t/g xưng hô với ông đồ ntn? - Ông đồ già -> ông đồ -> ông đồ xưa . ? Nêu ý nghĩa của cách dùng các từ ngữ ? tác giả cảm thương về điều gì ? - Cảm thương một lớp người đã bị lãng quên - Có sự đồng cảm với người nghèo, bất hạnh. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật ? - Bài thơ mở đầu: Mỗi năm... - Kết thúc bằng: Năm nay... => Tả thực, từ ngữ gợi h/ả, ẩn dụ: Vịnh cảnh để ngụ tình, ông đồ cô đơn lạc lõng và tàn lụi, số phận bẽ bàng. Đó là kết cấu đầu cuối tương ứng. ? Qua đó giúp em hiểu gì về tâm trạng của ông đồ ? ? Tại sao t/g lại “tiếc nuối”? - Vì chính là 1 nét đẹp trong đời sống văn hóa của nhân dân ta, chúng ta thấy quy luật đào thải thật nghiệt ngã đã khiến cho một nền văn hóa bị lãng quên, một lớp người bị đẩy lùi vào dĩ vãng để rồi gợi lên trong mỗi chúng ta sự thương cảm, xót xa, day dứt không nguôi về một phong tục tập quán, một nếp sống văn hóa đẹp. ? Có gì giống và khác nhau trong hai chi tiết “hoa đào và ông đồ”ở K5 và K1? Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì ? - Giống: đều xuất hiện hoa đào nở - Khác: K1: ông đồ xuất hiện như lệ thường thì ở K5 không còn hình ảnh ông đồ. - ý nghĩa : thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến . Con người thì không thế, họ có thể trở thành xưa cũ và ông đồ cũng vậy. ? “Những người muôn năm cũ”là những ai? Câu hỏi tu từ cuối bài thơ giúp em hiểu được tình cảm của nhà thơ ntn? - Đó là tâm trạng, tài hoa của các nhà nho xưa. - Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời , nay bị lãng quên do cuộc đời thay đổi. => Câu hỏi tu từ, kết cấu đầu cuối tương ứng: tâm trạng bâng khuâng nuối tiếc trước quá khứ tốt đẹp của dân tộc. Hoạt động 3 : ( 5’) PP đàm thoại, nêu vấn đề ? Những biện pháp NT được sử dụng trong bài ? - Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại. - XD những h/a đối lập. - Kết hợp BC, kể, tả. - Lựa chọn lời thơ bình dị mà gợi cảm. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình. ? Nêu nội dung của văn bản ? ? Vb có ý nghĩa ntn ? Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai ) Hoạt động 2: Luyện tập(6’) ? Từ bài thơ em có những suy nghĩ gì về giá trị tốt đẹp của dân tộc? HS trả lời. Gv bình: Có thể nói trên năm khổ thơ ngũ ngôn cả một dòng thời gian thấm thoát chảy trôi, cả một lớp người lùi xa về dĩ vãng. Cuốn phim “Ông đồ” chẳng nhiều cảnh mà dung chứa quá trình vận động của một thời đại, thăng trầm số phận của một lớp người. Bài thơ thật giản dị từ bố cục đến ngôn từ nhưng đầy sức ám ảnh. Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét: “Ông đồ” là nơi gặp gỡ của hai nguồn thi cảm: lòng thương người và tình hoài cổ. Bài thơ là lời sám hối của bọn thanh niên chúng ta trước cái cảnh thương tâm của nền nho học lúc mạt vận”. 3. Phân tích: b. Hình ảnh ông đồ thời tàn. Mùa xuân vẫn trở lại, vẫn hoa đào, vẫn phố xưa nhưng ông đồ đã hoàn toàn bị lãng quên, âm thầm lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người, cô đơn lạc lõng giữa cuộc đời. c. Tấm lòng của nhà thơ. Đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng tê tái của ông đồ, tiếc thương cho một thời đại văn hóa đã đi qua, một giá trị tinh thần tốt đẹp bị lãng quên. 4.Tổng kết : a. Nghệ thuật: - Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại. - XD những h/a đối lập. - Kết hợp BC, kể, tả. - Lựa chọn lời thơ bình dị mà gợi cảm. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình. b. Nội dung: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai c. Ghi nhớ: (SGK) III. Luyện tập 4.Củng cố: ( 2’ ) - Ý nghĩa của văn bản ? 5.Dặn dò: ( 2’ ) - Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ - Đọc, soạn trước bài : Quê hương ? Hình ảnh làng quê được tác giả giới thiệu ntn? ? Nhà thơ tả cảnh thuyền cùng trai tráng của làng ra khơi ntn? Không gian và thời gian ra sao? ? Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? ? Sau khi câu thơ giới thiệu chung về làng quê . Một làng chài nằm trên cù lao giữa sông thì 6 câu thơ tiếp miêu tả cảnh dân chài ra khơi ntn? ? Em hãy cho biết trong khổ thơ này tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh ntn? ? Cảnh thuyền và người về bến được nhà thơ miêu tả ntn? Qua chi tiết nào? ? Cảm nhận của em về người dân chài ntn qua 2 câu thơ đó? ? Qua hình ảnh câu thơ em cảm nhận được gì trong tâm hồn của nhà thơ ? E.RKN: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày tháng năm 2021 TT Nguyễn Thị Phi Nga Ngày soạn: 4/1/2021 Tuần 21 Ngày giảng: Tiết 76 CÂU NGHI VẤN A.Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: Qua bài học giúp học sinh: - Kiến thức chung: + Nắm vững đặc điểm và hình thức chính của câu nghi vấn. + Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Kiến thức trọng tâm: + Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. + Chức nắng chính của câu nghi vấn. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng bài học: + Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. + Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn. - Kĩ năng sống: + Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể. + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn. 3. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện. 4.Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức sử dụng câu nghi vấn phù hợp, ý thức giữu gìn sự trong sáng của Tiếng Việt . B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, sgk, sgv, máy chiếu, máy tính HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp dạy học: Quy nạp, nêu vấn đề. D.Tiến trình dạy học – giáo dục: 1.Ổn định tổ chức ( 1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3’) ? Kể tên những kiểu câu chia theo mục đích nói đã học? Cho VD 3.Bài mới:(1’) GV dẫn vào bài: Chúng ta đã được làm quen với kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về đặc điểm chức năng của 1 trong kiểu câu đó là câu nghi vấn Hoạt động 1( 15’) -Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm về hình thức và chức năng của câu nghi vấn - HTTC: Giao nhệm vụ học tập - PP, KT: trực quan, đàm thoại , nêu vấn đề,thảo luận, quy nạp, động não, trình bày, phản biện... - Gv chiếu đoạn trích trên máy chiếu. ? Xuất xứ của đoạn trích? - “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ? Nêu nội dung chính ? - Cuộc đối thoại của mẹ con chị Dậu: sự quan tâm của cái Tí với mẹ. ? Xác định câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn trích trên ? - Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không? - Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? - Hay là u thương chúng con đói qúa? ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? - Sau mỗi câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi. Trong câu có dùng từ nghi vấn: không, sao…không, hay (là ). ? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì? Dùng để hỏi. - Gv: Câu nghi vấn bao gồm cả câu tự hỏi: “Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay ko ?” ? Đặt một số câu nghi vấn ? (vd: Hôm nay anh đi học phải không ?) ? Hãy nêu một số từ ngữ nghi vấn? ( ai, gì, nào, sao, không….) ? Câu nghi vấn có đặc điểm gì và chức năng chính của nó là gì? - Học sinh đọc ghi nhớ - sgk. GV giảng giải : - Các từ thường được sdụng trong câu nghi vấn gồm có các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào…; Các cặp từ: có… không, đã… chưa…; các tình thái từ: à, ư, nhỉ… ; Quan hệ từ hay được dùng để nối các vế có quan hệ lựa chọn. GV: đưa BT bổ sung: ? Nêu mục đích diễn đạt của các câu sau: - Em giúp chị việc này được không? ->Đề nghị - Có ăn không thì bảo Hoạt động 2.( 22’) -Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức bài học vào làm BT SGK, nâng cao khả năng vận dụng câu nghi vấn trong nói viết - HTTC: Giao nhiệm vụ học tập -PP, KT: nêu vấn đề, thực hành, kt động nã, thảo luận, ra quyết định, trình bày, phản biện... BT1: - Gv chép bài tập trên bảng phụ. - Chia hs theo nhóm thảo luận. ? Xác định câu nghi vấn ? BT2 ? Xét các câu sau và trả lời câu hỏi ? N1: Câu a , b và trả lời câu hỏi 1. N2: Câu c và trả lời câu hỏi 2 Bt3: HS thảo luận nhóm- trình bày. - Không đặt dấu chấm hỏi được vì đây không phải là câu nghi vấn - Câu a, b có các từ nghi vấn : không, tại sao nhưng những kết cấu chứa các từ này chỉ làm bổ ngữ cho một câu chứ không phải tạo câu nghi vấn . - Ví dụ : Ai cũng thấy như thế - Tôi không biết nó ở đâu với câu : Nó ở đâu ? Lưu ý: Không phải câu nào chứa từ nghi vấn đã là câu nghi vấn. Cá bán ở đâu? Ở đâu cũng bán cá. BT 4, 5: Hs trình bày miệng 4. Bài tập 4 a. Hỏi về điều chưa biết b.Hỏi về điều đã biết ít nhiều 5 Bài tập 5 a. Hỏi về thời điểm sẽ diễn ra hành động đi b. Hỏi về thời điểm đã diễn ra hành động đi I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính 1. KS, PT ngữ liệu - Câu : + Sáng nay....không ? + Thế làm sao ...ăn khoai ? + Hay là .....quá ? => là câu nghi vấn. - Đặc điểm: chứa từ ngữ nghi vấn (không, làm sao, hay) và dấu chấm hỏi. - Chức năng: dùng để hỏi 2. Ghi nhớ sgk /11 II. Luyện tập. 1.Bài tập 1sgk/ 11 a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? c.Văn là gì? Chương là gì? d.- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?- Đùa trò gì? - Hừ…hừ…cái gì thế? - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả? => Sau các câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi. 2. Bài tập 2 sgk/ 11 - Căn cứ để xác định câu nghi vấn: có từ “hay”. - Không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được vì nó sẽ chuyển thành câu ghép có quan hệ lựa chọn. 3.Bài tập 3 sgk/11 Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu vì đó không phải là câu nghi vấn. - Câu a, b: có các từ nghi vấn “có…không, tại …sao”nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu. - Câu c,d: nào (cũng), ai (cũng) là từ phiếm định. 4.Củng cố: ( 2’ ) - Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn ? Cho ví dụ. 5.Dặn dò: ( 1’ ) - Học thuộc ghi nhớ và làm các bài tập còn lại. - Đọc và tìm hiểu bài : Câu nghi vấn (tiếp theo) ? Tìm hiểu chức năng khác của câu nghi vấn ? Đọc ví dụ (sgk) và trả lời câu hỏi Xác định câu nghi vấn ? Câu nghi vấn trong đoạn trích có dùng để hỏi không? ? Có phải bao giờ câu nghi vấn cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi không ? ? Ngoài dấu hiệu kết thúc bằng dấu chấm hỏi thì câu nghi vấn còn kết thúc bằng dấu gì ? ? Làm các bài tập trong SGK E.RKN: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

