Danh mục
Ngữ văn 8 Tuần 32
Thích 0 bình luận
Tác giả: Trịnh Thị Thanh Tâm
Chủ đề: Thực vật
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/04/21 16:53
Lượt xem: 2
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Bài 29 - Tiết 121. Tập làm văn LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố và nắm chắc hơn những hiểu biết về yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết TLV trước. - Vận dụng các hiểu biết đó để đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào đoạn văn nghị luận, bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. 2. Năng lực: HS có kĩ năng đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.Năng lực sử dụng yếu tố TS, MT trong VB nghị luận. 3. Phẩm chất:HS có ý thức dùng các yếu tố tự sự, miêu tả khi làm cài văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu : Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2, SGV... 2. Học sinh: - Soạn bài III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ( ghi bảng) HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: ( 3 phút) 1. Mục tiêu: - Tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của học sinh đã biết , giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và muốn biết về về nội dung bài học - Học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về bài thơ, tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh có hứng thú vào bài học. - Hợp tác khi làm việc. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động: - Học sinh trả lời miệng 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - HS đánh giá - GV đánh giá học sinh. 5. Tiến trình hoạt động: * GV chuyển giao nhiệm vụ: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng ( trích HTS- TQT) Đoạn văn gây xúc động cho em về điều gì? Vì sao em lại có sự xúc động ấy? .* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - HS tham gia trả lời câu hỏi. * Quan sát: GV quan sát, điều khiển HS thảo luận. * Dự kiến sản phẩm: - Đoạn văn gây xúc động mạnh mẽ vì đã dựng lên hình ảnh của 1 chủ tướng có lòng căm thù giặc sâu sắc, có tinh thân yêu nước nồng nàn và đầy trách nhiệm đối với đất nước - Có sự xúc động ấy là do các yếu tố miêu tả, biểu cảm đc sử dụng trong đv - * Đánh giá sản phẩm: - Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá - Gv nhận xét , đánh giá - Gv gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Vậy, để 1 bài văn có sức thuyết phục lớn đối với người đọc, cần phải có những yếu tố nào? - HS trả lời - Gv: Vậy phần trình bày của bạn đã đúng và đủ hay chưa? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. - GV nêu mục tiêu bài học: - Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận. - Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 35p) Hoạt động 1: Luyện tập trên lớp 1. Mục tiêu: HS - vận dụng những kiến thức đã học/ làm bài tập trong sgk - HS có ý thức làm việc độc lập và hợp tác. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phảm hoạt động: - Hoàn thành vào vở ghi 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - Học sinh tự đánh giá - Học sinh đánh giá lẫn nhau - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: *Đề bài: Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mạc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thóng văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận đẻ thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. H: Xác định yêu cầu đề bài của đề bài trên( kiểu bài? / Nội dung nghị luận? ? Phạm vi dẫn chứng) H: lập dàn ý cho đề bài trên( có những luận điểm/ Luận cứ/ luận chứng nào? Sắp xếp ra sao? ) H: Theo em, có nên đưa các yếu tố TS và MT trong đv sgk/ 125-126 vào quá trình triển khai LĐ không? Vì sao? * Gọi HS đọc ví dụ a và b. trong SGK.(Mỗi đoạn văn trình bày 1 LĐ). H: Hãy chỉ ra các yếu tố TS và MT trong từng đoạn văn? H: Từ việc tìm hiểu ví dụ, em thấy nếu lược bỏ các yếu tố TS và MT thì các đoạn văn trên sẽ trở nên ntn?Tác dụng của yếu tố MT và TS là gì - Thời gian làm việc : 10 phút - Kết quả làm việc cá nhân ghi ra vở bằng bút xanh( nếu cần bổ sung kiến thức thì ghi bằng bút đỏ) * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Thực hiện hoạt động cá nhân - Gv: Quan sát HS hoạt động, giúp đỡ khi HS gặp khó khăn. - Dự kiến SP - Kiểu bài : Nghị luận (Giải thích kết hợp chứng minh) - Vấn đề nghị luận: Trang phục của học sinh và việc chạy đua theo mốt không phải là học sinh có văn hoá - Phạm vi dẫn chứng: Trong đời sống xã hội - dàn ý: a, Gần đây, cách ăn mặc của một số.......lành mạnh như trước nữa. b, Việc chạy theo các mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian.......tốn kém cho cha mẹ) c, Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh sống. -> Có. Vì 2 yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn. Do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. - Việc đưa yếu tố TS và MT vào đoạn văn và bài văn NL là rất cần thiết. Nhưng khi đưa vào, chúng ta phải chú ý đưa 1 cách có chọn lọc, phù hợp với nội dung LĐ thì mới có hiệu qủa. * Báo cáo kết quả: - Hs trình bày * Đánh giá kết quả: - HS khác nhận xét/ bổ sung - GV nhận xét và chốt ghi bảng Hoạt động 2: Viết đoạn văn nghị luận có sd miêu tả, biểu cảm 1. Mục tiêu: HS - vận dụng những kiến thức đã học/ làm bài tập trong sgk - HS có ý thức làm việc độc lập và hợp tác. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phảm hoạt động: - Hoàn thành vào vở ghi 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - Học sinh tự đánh giá - Học sinh đánh giá lẫn nhau - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Từ việc tìm hiểu VD trong phần hoạt động 1, viết 1 đoạn văn nghị luận bàn về trang phục của hs có sd yếu tố miêu tả và biểu cảm - Thời gian làm việc : 15 phút - Kết quả làm việc cá nhân ghi ra vở bằng bút xanh( nếu cần bổ sung kiến thức thì ghi bằng bút đỏ) * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Thực hiện hoạt động cá nhân - Gv: Quan sát HS hoạt động, giúp đỡ khi HS gặp khó khăn. - Dự kiến SP Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài. * Báo cáo kết quả: - Hs trình bày * Đánh giá kết quả: - HS khác nhận xét/ bổ sung - GV nhận xét và đọc mẫu HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(5p) 1. Mục tiêu: - Củng cố , khắc sâu Kt về nội dung bài học. - Rèn kỹ năng phát hiện, phân tích - HS có ý thức chủ động vận dụng KT vào hoàn thành bài tập 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phảm hoạt động: - Hoàn thành vào vở bài tập 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - Học sinh đánh giá học sinh - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: ? Chỉ ra những yếu tố miêu tả, biểu cảm đc sử dụng trong các vd sau và nêu tác dụng của chúng: a. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. ( BNĐC- Nguyễn Trãi) b.Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng trúng như Huy Thông, trong sáng như Nquyền Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên.... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” (Thi nhân Việt Nam) * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Hoàn thành yêu cầu bt vào vở bài tập - GV: quan sát HS làm bài và giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn - Dự kiến sản phẩm: a. các từ nướng, vùi/ dân đen, con đỏ-> tái hiện tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta / bày tỏ thái độ đau đớn xót xa cũng là lên án, tố cáo của tác giả b. Các từ chưa bao giờ, rộng mở, , mơ màng, trong sáng , quê mùa, ảo não, thiết tha..... -> cho thấy sự đa dạng, phong phú trong phong cách sáng tác riêng của các nhà thơ trong phong trào thơ mới * Báo cáo kết quả: - HS trình bày * Đánh giá kết quả: - HS khác nhận xét - GV nhận xét và chốt ghi bảng HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG(1p) 1. Mục tiêu: - HS vận dụng KT đã học , viết 1 đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm về tết nguyên đán - Rèn kỹ năng tạo lập đoạn văn bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân về 1 vấn đề. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phảm hoạt động: - Hoàn thành vào vở bài tập 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra vào buổi học sau 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: - viết 1 đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm về tết nguyên đán * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ về nhà hoàn thành. * Dự kiến sản phẩm: - Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn.. * Đánh giá sản phẩm: - Kiểm tra vào tiết học sau. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO:(1p) 1. Mục tiêu: - HS tiếp tục tìm hiểu thêm để củng cố và mở rộng kiến thức - HS có ý thức tự giác tìm tòi mở rộng kiến thức 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phảm hoạt động: - Hoàn thành vào vở ghi chép 4. Phương án kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra vào thời gian học buổi chiều. 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: - sưu tầm những đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm * HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - HS về sưu tầm viết vào vở ghi chép thêm của môn Ngữ văn. * Dự kiến sản phẩm: - hs tìm đc 1 số đạn văn, bài văn ngị luạn có sd yếu tố miêu tả, biểu cảm * Đánh giá sản phẩm: - Kiểm tra vào buổi học sau. I,Chuẩn bị ở nhà: Đề bài: Trang phục và văn hoá II,Luyện tập trên lớp 1. Định hướng làm bài: - Kiểu bài : Nghị luận (Giải thích kết hợp chứng minh) - Vấn đề nghị luận: Trang phục của học sinh và việc chạy đua theo mốt không phải là học sinh có văn hoá - PHạm vi dẫn chứng: Trong đời sống xã hội 2, Xác lập luận điểm a, Gần đây, cách ăn mặc của một số.......lành mạnh như trước nữa. b, Việc chạy theo các mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian.......tốn kém cho cha mẹ) c, Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh sống.  Chọn luận điểm phải phù hợp với vấn đề nghị luận. 3.Sắp xếp các luận điểm 1-a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. 2-c. Các bạn lầm tưởng rằng, cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở nên văn minh, lịch sự, sành điệu. 3-b. Việc chạy theo các mốt ăn như thế làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến két quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ. 4-e. Việc ăn mặc cần phù họp với thời đại nhưng cũng cần phải phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc, với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống và nói lên... 5- KL: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đúng đắn. 4. Phát triển LĐ, đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn, bài văn NL. => Các yếu tố MT và TS làm cho các luận chứng trở nên sinh động, luận điểm được CM rất cụ thể, rõ ràng. Yếu tố BC: Làm cho LĐ sâu sắc, lay động lòng người, có sức thuyết phục cao. II. Viết đoạn văn Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”. a. các từ nướng, vùi/ dân đen, con đỏ-> tái hiện tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta / bày tỏ thái độ đau đớn xót xa cũng là lên án, tố cáo của tác giả b. Các từ chưa bao giờ, rộng mở, , mơ màng, trong sáng , quê mùa, ảo não, thiết tha..... -> cho thấy sự đa dạng, phong phú trong phong cách sáng tác riêng của các nhà thơ trong phong trào thơ mới IV. RÚT KINH NGHIỆM: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 17/4/2021 Ngày dạy: 4/2021 Tiết 122. Tập làm văn. TRẢ BÀI KIỂM TRA GIÃU KÌ I. MỤC TIÊU: giúp Hs 1.Kiến thức: - Nhận rõ những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, về hình thức trình bày, qua đó củng cố thêm một bước về thể loại văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hình thành dàn ý bài văn thuyết minh, sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong bài văn thuyết minh. 3. Thái độ: Ý thức làm bài một cách nghiêm túc. 4. Năng lực: Phát triển các năng lực như: + Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,… + Năng lực chuyên biệt: Khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, chấm bài 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị theo sự phân công. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Trả bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, xây dựng đáp án ? Gọi h/s đọc lại đề bài? ? Yêu cầu h/s xác định y/c của đề bài? Yêu cầu: Xác định đúng thể loại: Nghị luận. - Xác định đúng đối tượng nghị luận: quann điểm về mối quan hệ giữa học và hành. - Diễn đạt trong sáng, sinh động. - Câu văn đúng chính tả, đúng ngữ pháp, viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. - HS lâp dàn ý, nhận xét, bổ sung và tự chữa bài H lắng nghe -> Tự rút ra kinh nghiệm trong bài viết của mình. I. Đáp án Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Biểu điểm chấm I. Mở bài: 1đ - "Bàn luận về phép học" là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung để bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này. - Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo. - Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên. II. Thân bài:7đ 1. Giải Thích: (2đ) - Học: là hoạt động của trí óc để tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác. - Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. => Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học. 2. Tại sao học lại phải đi đôi với hành?(3đ) - Nếu học chỉ để nhồi nhét 1 mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: "Trăm hay không bằng hay quen" thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm. - Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực. - Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc. - Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thể không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên "học hành, học hỏi, học tập". - Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó. 3. Tác dụng(2 đ) - Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống( Ví dụ: 1 kỹ sư học lý thuyết trong trường, khi về công xưởng anh ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế sản xuất, vào cuộc sống.) - Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn. - Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học. - Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết. III. Kết bài: 1đ - Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là 2 mặt đồng thời của 1 quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào. - Bài học cho bản thân em về vấn đề nghị luận trên. II. Nhận xét 1, Ưu điểm: NhiÒu bài viết đã thể hiện rõ đặc điểm của bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, đầy đủ. - Biết kết hợp sử dụng dẫn chứng, lí lẽ - Bài văn diễn đạt trong sáng, mạch lạc, rõ ràng + VD: - Giang, Huy - Đào 2, Nhược ®iÓm: + Nắm được cách làm bài văn giải thích nhưng nội dung giải thích chưa rõ ràng, cụ thể từng vấn đề. + Dẫn chứng đơn điệu, chưa đủ làm sáng tỏ luận điểm. + Dùng từ ngữ tuỳ tiện, thiếu chính xác, câu văn tối nghĩa. III. Trả bài: GV trả bài cho HS xem lại IV. Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết - GV treo bảng phụ ghi lỗi (bài của: - Y/c HS đọc và sửa lỗi * GV cho HS trao đổi hướng sửa chữa các lỗi - Về nội dung: ý và sắp xếp các ý. - Về hình thức: Bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp, ... * GV bổ sung, kết luận về hướng và cách sửa lỗi. V. Đọc bài văn hay: - Đọc bài viết tốt của HS : + VD: - Thành - Hằng VI. Gọi điểm vào sổ IV. RÚT KINH NGHIỆM: ======================== Ngày soạn: 17/4/2021 Ngày dạy: 4/2021 Tiết:123 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần văn học) Ngày soạn: 17/4/2021 Ngày dạy: 4/2021 Bài 30.Tiết 124: Tiếng Việt CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (Lỗi lôgíc) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận ra lỗi và biết cách sửa lỗi trong những câu được SGK dẫn ra, qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói, viết. 2. Năng lực: HS có kĩ năng diễn đạt hợp lôgic. Năng lực diễn đạt đúng và hay. 3. Phẩm chất: HS có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ để vận dụng vào đời sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Lập kế hoạch bài học - Học liệu: phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh - HS: Chuẩn bị SGK, soạn bài mới. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung (ghi bảng) HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3 phút) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập . 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu HS quan sát bảng phụ: 1 đoạn trích từ bài tập làm văn của 1 HS. - Gọi 1 HS đọc và đặt câu hỏi chung cho lớp: ? Các em có nhận xét gì về cách diễn đạt ở đoạn văn trên? - Cả lớp cùng quan sát đoạn văn, suy nghĩ để chuẩn bị trả lời * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ độc lập, trả trả lời câu hỏi GV - Giáo viên gợi ý để HS trình bày - Dự kiến sản phẩm: + Đoạn văn diễn đạt lủng củng. *Báo cáo kết quả GV gọi 1,2 học sinh trình bày nhận xét của mình về đoạn văn tại chỗ. Trong khi bạn trình bày, cả lớp chú ý lắng nghe. * Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài. Trong quá trình tạo lập văn bản nói và viết, chúng ta thường hay mắc lỗi dùng từ do lặp từ, lẫn lộn giữa các từ gần âm hay không hiểu nghĩa của từ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hay mắc lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc). Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu một số lỗi lô-gíc thường mắc và hướng dẫn các em cách khắc phục các lỗi đó. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (32 phút) Hoạt động 1 : Phát hiện và sửa lỗi 1. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra lỗi và biết cách sửa chữa lỗi tại những câu được dẫn ra 2. Phương thức thực hiện: - Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật hợp tác. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân và nhóm. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu HS theo dõi các ví dụ trong SGK và thảo luận nhóm câu hỏi sau: ? Phát hiện các lỗi sai và sửa lại các câu đó cho đúng? ? Giải thích tại sao không thể dùng cách diễn đạt như vậy? - Học sinh tiếp nhận câu hỏi thảo luận * Thực hiện nhiệm vụ - Nhóm trưởng điều hành, HS làm việc cá nhân vào phiếu của mình, sau đó thảo luận trong nhóm và thống nhất ý kiến chung vào phiếu học tập. - Trong quá trình HS thảo luận, giáo viên quan sát, giúp đỡ .... - Dự kiến sản phẩm: a. Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. Sửa lại: + Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác. + Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác. + Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập. * Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A và B khác” thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp. b. Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. - Trong câu không thể diễn đạt là “thanh niên nói chung và bóng đá nói riêng” được, vì “thanh niên và bóng đá” thuộc hai loại khác nhau cho nên không thể kết hợp với nhau như thế được. - Sửa lại: + Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. + Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. * Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A nói chung và b nói riêng” thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B. c. “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và Ngô tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Sửa lại: + “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. + Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. * Khi viết một kiểu câu kết hợp “A, B và C” (các yếu tố có mối quan hệ đẳng lập với nhau) thì A B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù. d. Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ? Sửa lại: + Em muốn trở thành một người tri thức hay một thuỷ thủ? + Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ? * Câu hỏi lựa chọn A hay thì A không bao hàm B và ngược lại. e. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. - Trong câu, A ( nghệ thuật) bao hàm B ( ngôn từ), trong giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học có giá trị ngôn từ, vì vậy câu này sai. - Sửa lại: + Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung. + Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ. + Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng. * Khi viết câu có kiểu kết hợp “không chỉ A mà còn B” thì A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ rộng - hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và b cũng không bao hàm A. g. Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô. - Cao gầy và mặc áo ca rô không cùng trường từ vựng - Sửa lại: + Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì lùn và mập. + Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì mặc áo trắng, còn một người thì mặc áo ca rô. h. Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con. Sửa lại: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con. * A và B không phải là quan hệ nhân quả thì không dùng quan hệ từ nên. i. Nếu không phát huy được những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. - Sửa lại: Nếu không phát huy được những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. * A và B không phải là quan hệ điều kiện- kết quả nên không dùng cặp quan hệ từ nếu...thì được. k. Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa giảm tuổi thọ của con người. - Mục đích của người viết: Chỉ ra tác hại nhiều mặt của việc hút thuốc, sử dụng cặp từ “vừa… vừa” song chỉ nói tác hại của nó đối với sức khoẻ (giảm tuổi thọ). - Sửa lại: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém về tiền bạc. * Khi dùng cặp vừa..vừa thì A, B phải bình đẳng nhau, không cái nào bao hàm cái nào *Báo cáo kết quả - Đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình *Đánh giá kết quả - GV gọi nhóm trưởng mỗi nhóm tự nhận xét, đánh giá về ý thức tham gia thảo luận của các thành viên trong nhóm. - Gọi HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung và có thể đưa ra những câu hỏi tranh luận về nội dung thảo luận. - GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của lớp (nhóm); phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hoá các kiến thức mà HS đã được thông qua hoạt động. -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(8 PHÚT) 1. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống được kiến thức đã học trong tiết học 2. Phương thức thực hiện: - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi 3. Sản phẩm hoạt động: - Vở ghi 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS dựa vào bài học làm bài tập *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS làm bài độc lập - Dự kiến sản phẩm: Bài tâp 1: Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 9 câu suy nghĩ về vai trò của thể dục thể thao đối với sức khoẻ con người. Bài tập 2: Trao đổi với các bạn đoạn văn vừa viết, tìm và phát hiện các lỗi sai trong cách diễn đạt. *Báo cáo kết quả - gọi 3,4 HS trình bày. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG(02 PHÚT) 1. Mục tiêu: Giúp Hs biết vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn. 2. Phương thức thực hiện: cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: vở ghi 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động GV nêu yêu cầu: ? Tìm và chữa lỗi (tương tự ) trong bài tập làm văn số 6 của mình. ? Phát hiện và sửa các lỗi sai trong lời nói hằng ngày của người thân, bạn bè? HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: Thúc đẩy ý thức tự học, tự tìm tòi để mở rộng kiến thức môn học 2. Phương thức thực hiện: cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: tư liệu 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động GV nêu yêu cầu: ? Phát hiện và sửa các lỗi sai trong lời nói hằng ngày của người thân, bạn bè hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng? I. Phát hiện và sửa lỗi 1. Ví dụ ( VD SGK) 2. Nhận xét. a. Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A và B khác” thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp. b. Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A nói chung và b nói riêng” thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B. c. Khi viết một kiểu câu kết hợp “A, B và C” (các yếu tố có mối quan hệ đẳng lập với nhau) thì A B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù. d. Câu hỏi lựa chọn A hay thì A không bao hàm B và ngược lại. e. Khi viết câu có kiểu kết hợp “không chỉ A mà còn B” thì A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ rộng - hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và b cũng không bao hàm A. g. A trái B (AB được biểu thị = những từ thuộc cùng 1 trường từ vựng độc lập nhau trong 1 phần. h. A và B không phải là quan hệ nhân quả thì không dùng quan hệ từ nên. i. A và B không phải là quan hệ điều kiện- kết quả nên không dùng cặp quan hệ từ nếu...thì được. k. Khi dùng cặp vừa..vừa thì A, B phải bình đẳng nhau, không cái nào bao hàm cái nào IV. RÚT KINH NGHIỆM: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.