
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM

Tác giả: Trịnh Thị Thanh Tâm
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 19:40 10/09/2021
Lượt xem: 2
Dung lượng: 0,0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Soạn: 1/9/2021 Tiết 2, 3 Giảng: 9/2021 BÀI 2. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ? I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Phân biệt được các nguồn tư liệu chính: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,... 2. Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó.Về kĩ năng, năng lực Biết thực hành sưu tẩm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu đơn giản, phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học. 3. Về phẩm chất Bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ thông qua hoạt động thực hành sưu tầm, phân tích và khai thác một số tư liệu lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triền năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Một số tư liệu hiện vật, tranh ảnh được phóng to hoặc để trình chiếu, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - SGK. - Tìm hiểu trước một số truyền thuyết, câu chuyện về lịch sử và di tích lịch sử ở địa phương. - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: GV có thể sử dụng câu hỏi khai thác hình ảnh trong SGK để hỏi HS về những hiểu biết của các em về hiện vật, về những điều các em cảm nhận, suy luận được thông qua quan sát hình ảnh (trong hình là mặt trống đồng Ngọc Lũ - một hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng của Việt Nam. Hoa văn trên mặt trống mô tả phần nào đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ. Hình ảnh giúp chúng ta có những suy đoán vế đời sống vật chất, tinh thần của người xưa. Đây là những tư liệu quý để nghiên cứu về quá khứ của người Việt cổ cũng như nền văn minh Việt cổ,...). HS có thể trả lời đúng, hoặc đúng một phần, hoặc không đúng những câu hỏi mà GV nêu ra, điều đó không quan trọng. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Đó chính là nguồn sử liệu, mả dựa vào đó các nhà sử học biết và phục dựng lại lịch sử. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Tư liệu hiện vật a. Mục tiêu: HS nêu được tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,... còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất cũng như nêu được ý nghĩa của loại tư liệu này. b. Nội dung: GV khai thác kênh hình, kiến thức trong SGK c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV cho HS quan sát một số tư liệu hiện vật đã chuẩn bị trước hoặc hình 2, 3 trong SGK; định hướng HS nhận xét: Điểm chung của những tư liệu đó là gì? (GV có thê’ đặt những câu hỏi gợi ý: Hiện vật tìm thấy ở đâu, có điểm gì đáng chú ý?,...). Trên cơ sở đó rút ra khái niệm: Bước 2: - GV có thể tổ chức hoạt động cặp đôi và thực hiện yêu cầu: Kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết. HS tìm những đổ vật trong gia đình rồi trao đổi với bạn, cùng nhau thảo luận đề rút ra đổ vật nào là tư liệu hiện vật. HS có thể trả lời đúng hoặc sai, GV khuyến khích và dẫn dắt các em đi đến kiến thức đúng. Bước 3: - GV có thể mở rộng phân tích thêm để HS thấy được những ưu điểm, nhược điếm của tư liệu hiện vật thông qua phân tích một ví dụ cụ thể (ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung cho thấy một cách trực quan những hoa văn tinh xảo được khắc trên đó, chứng tỏ trình độ kĩ thuật đã phát triển, đời sống tinh thần phong phú của người xưa,... nhưng đó chỉ là hiện vật “câm” và thường không còn nguyên vẹn và đầy đủ,...). Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1.Tư liệu hiện vật Những di tích hoặc đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất được gọi chung là những tư liệu hiện vật. Nến móng nhà, các lỗ chân cột gỗ, đường cống tiêu, thoát nước, giếng nước và nhiều di vật như gạch “Giang lây quân,’đầu ngói ống trang trí hình thú, ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung,... được khai quật ở di tích Hoàng thành Thăng Long đều là những tư liệu hiện vật quý giá, là minh chứng sinh động cho bề dày lịch sử - văn hoá của Hoàng thành Thăng Long, chứng tỏ nơi đây đã từng là một kinh đô sầm uất của nước ta. Mục 2. Tư liệu chữ viết a. Mục tiêu: HS rút ra được khái niệm và ý nghĩa của tư liệu chữ viết b. Nội dung: GV sử dụng kênh hình, Hs thảo luận nhóm c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV cho HS đọc đoạn tư liệu Di chúc của Hồ Chí Minh, thảo luận cặp đôi về câu hỏi: Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin gì? Để giúp HS khai thác tốt những thông tin chính của tư liệu, GV gợi ý HS xác định các từ khoá thể hiện nội dung cốt lõi, thông qua đó để trả lời câu hỏi. + GV cho đại diện cặp đôi trả lời trước lớp, HS khác có thể bổ sung, sau đó GV có thề chốt câu trả lời. Bước 2: - GV có thể gợi ý để HS hiểu thêm vê' sự ra đời của chữ viết: Lúc đầu chỉ là những kí hiệu rời rạc, sau đó mới được chắp nối, ghép hoàn chỉnh và tuân theo những quy tắc (ngữ pháp) nhất định. Để hiếu về lịch sử ra đời của chữ viết, HS sẽ được tìm hiểu kĩ hơn trong Chương 3. Xã hội cổ đại. Bước 3: - GV nhấn mạnh: Từ khi có chữ viết, con người biết ghi chép các sự vật, hiện tượng,... thành những câu chuyện hay những bộ sử đồ sộ. Chữ có thể được khắc trên xương, mai rùa, bia đá, chuông đổng, viết trên đất sét, lá cây, vải,... và sau này là in trên giấy, từ đó đặt câu hỏi cho HS: Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết? + HS đọc thông tin và qua ví dụ cụ thể có thể trả lời được: Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ; ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người. + Hình 4. Những tấm bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết vì: trên bia có ghi chép (một cách khách quan) tên của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779). Qua đó, các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như vê' nền giáo dục nước ta thời kì đó. Bước 4: - GV có thể mở rộng, định hướng cho HS nhận xét về ưu điểm (cho biết khá đầy đủ), nhược điểm (chịu ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người viết) của loại tư liệu chữ viết. 2. Tư liệu chữ viết - Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc. Tư liệu chữ viết còn lại đến ngày nay hết sức phong phú và đa dạng, có thê’ chiếm tới quá nửa các loại tư liệu hiện có. - Nguồn tư liệu này cho chúng ta biết tương đối đầy đủ vế các mặt đời sống trong quá khứ của con người. Nó đánh dấu loài người đã bước vào thời đại văn minh, tách hẳn loài người khỏi các loài động vật cao cấp khác. Nhờ có chữ viết, mọi sự việc trong đời sống cho đến những suy nghĩ, tư tưởng,... của con người có thể đều được ghi chép lại và lưu giữ cho muôn đời sau. Mục 3. Tư liệu truyền miệng a. Mục tiêu: HS hiểu được tư liệu truyền miệng là gì và nêu được một số ví dụ về loại tư liệu này. b. Nội dung: GV có thể chia lớp thành các nhóm (đã phân công từ trước) c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV đặt câu hỏi: Hãy kể một số truyền thuyết, truyện cổ tích mà em đã từng được nghe hoặc biết. Sau khi HS trả lời (có thể kể đúng hoặc chưa đúng), GV dẫn dắt để HS trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là tư liệu truyền miệng? + HS nêu được: Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyến thuyết, cổ tích,...) được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác. Bước 2, 3: - Từ đó, GV đặt câu hỏi: Hình 5 trong SGK giúp em liên tưởng đến truyền thuyết nào trong dân gian? Bước 4: - GV có thể chia lớp thành các nhóm (đã phân công từ trước). Các nhóm có thề tổ chức thành một vở kịch ngắn hoặc cử đại diện kể lại vắn tắt nội dung truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng,... Sau đó, GV có thể đặt ra yêu cầu: Chỉ ra các yếu tố mang tính lịch sử thông qua mỗi truyền thuyết đó. 3.Tư liệu truyền miệng - Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dần gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác nên khá phong phú và đa dạng. Tư liệu truyền miệng có thể là những truyện cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, có thể bao hàm cả những ca dao, hò vè, câu đối,... Tư liệu truyền miệng bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố lịch sử, phản ánh một phần hiện thực cuộc sống quá khứ. Mục 4. Tư liệu gốc a. Mục tiêu: HS phân biệt được tư liệu gốc, tư liệu chữ viết, tư liệu hiện vật và tư liệu truyền miệng; đổng thời hiểu được tư liệu gốc là những tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về một sự kiện nào đó. b. Nội dung: Có thể khai thác chính các tư liệu chữ viết, hình ảnh đã được sử dụng ở các mục trên (thuộc tư liệu gốc). c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - Sau khi tổ chức cho HS tìm hiểu về ba loại tư liệu trên, GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Em hiểu thế nào là tư liệu gốc? Nêu ví dụ cụ thể. Bước 2: - GV chốt lại: Cả ba loại tư liệu trên đểu có những nguồn gốc, xuất xứ khác nhau. Có loại được tạo nên bởi chính những người tham gia hoặc chứng kiến sự kiện, biến cố đã xảy ra, hay là sản phẩm của chính thời kì lịch sử đó - đó là tư liệu gốc. Những tài liệu được biên soạn lại dựa trên các tư liệu gốc thì được gọi là những tư liệu phái sinh. Tư liệu gốc bao giờ cũng có giá trị, đáng tin cậy hơn tư liệu phái sinh. Bước 3: - GV có thể dẫn ra những ví dụ cụ thể và phân tích thêm để HS hiểu rõ hơn vê' các loại hình tư liệu lịch sử; khuyến khích HS nêu được những ví dụ theo hiểu biết của các em. Bước 4: - GV có thể mở rộng cho HS: Các nhà nghiên cứu lịch sử có vai trò như thế nào? Vì sao họ được ví như những “thám tử”? (Muốn biết và dựng lại lịch sử trong quá khứ, các nhà nghiên cứu phải đi tìm tòi các bằng chứng (cũng chính vì thế mà họ được ví như “thám tử”), tức là các tư liệu lịch sử, sau đó khai thác, phân tích, phê phán,... về các tư liệu đó, giải thích và trình bày lại lịch sử theo cách của mình). 4.Tư liệu gốc Tư liệu gốc là những tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp vê' một sự kiện hay biến cố tại thời kì lịch sử nào đó. Tư liệu gốc bao giờ cũng cung cấp những thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn cả. Tuy nhiên, tư liệu gốc thường chỉ cung cấp những thông tin vê' một mặt, một khía cạnh nào đó của sự kiện mà không thể cho ta biết toàn cảnh các sự kiện đã xảy ra. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 2. Chỉ có hình 5 không phải là tư liệu gốc. Cần lưu ý thêm là việc phân loại các loại tư liệu chỉ là tương đối và cần xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau một cách linh hoạt. Những tấm bia đá ở Văn Miếu (Hà Nội) có thể vừa là tư liệu hiện vật vừa là tư liệu chữ viết, vì những bản văn khắc trên bia là tư liệu chữ viết, còn tấm bia lại là tư liệu hiện vật. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 4. GV có thể sử dụng phiếu học tập, trong đó nêu rõ nhiệm vụ của HS: Em hãy kể tên các loại tư liệu lịch sử mà em biết. GV định hướng: Trong cuộc sống, xung quanh các em đều tồn tại rất nhiều các dạng tư liệu lịch sử. Em có thể liệt kê ở nhà hoặc nơi em sinh sống có những tư liệu cụ thể nào giúp em tìm hiểu về những gì đã xảy ra trong quá khứ? Kể tên các hiện vật đó. Dựa vào tư liệu giúp em biết được điểu gì?... (GV có thể gợi ý: Đó có thể là những vật quen thuộc, gần gũi như bình gốm, mâm đồng, bút, sách, vở, các công trình kiến trúc, gắn liền với các địa danh, con người cụ thể,...). Thực hiện nhiệm vụ học tập này góp phần vào quá trình biến những kiến thức lịch sử hàn lâm trở nên gần gũi, thiết thực hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Trống đổng Ngọc Lũ: hiện vật tiêu biểu nhất của văn hoá Đông Sơn, được tìm thấy vào khoảng những năm 1739 - 1745 ở làng Ngọc Lũ, xã Như Trác, huyện Nam Xang (nay là Phủ Lý, Hà Nam), có đường kính 79cm, cao 63cm, nặng 86kg. Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao 14 cánh đúc nổi, xung quanh là những hình người mặc váy dài, đội mũ cắm lông chim, tay cầm chày giã gạo, hình nhà mái cong, nhiều hình chim, thú và hoa văn,... Qua đó cho ta biết về đời sống vật chất (cấy lúa, giã gạo, nhà cửa,...) và tinh thần (mặc váy dài, đội mũ cắm lông chim, lễ hội,...). - Hoàng thảnh Thăng Long: là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Công trình kiến trúc đổ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.Tháng 12 - 2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19 000m tại trung tâm chính trị Ba Đình - Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết kiển trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá, phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kì Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tuỳ và nhà Đường (thế kỉ VII đến thế kỉ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010 - 1945). Với ý nghĩa và giá trị to lớn đó, năm 2010, Uỷ ban Di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hoá thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam. ***************************************************** Soạn: 10/ 9/2021 Tiết 4 Giảng: BÀI 3. THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Nêu được một số khái niệm: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, âm lịch, dương lịch, Công lịch, trước Công nguyên, Công nguyên, dương lịch, âm lịch,...; cách tính thời gian trong lịch sử. - Biết cách đọc, ghi các mốc thời gian trong lịch sử. 2. Về kĩ năng, năng Ịực Biết vận dụng cách tính thời gian trong học tập lịch sử; vẽ được biểu đồ thời gian, tính được các mốc thời gian. 3. Về phẩm chất Tiếp tục bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ và trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2.Học sinh - SGK. Tranh ảnh, tư liệu sưu tẩm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV có thê’ gợi ý để HS đưa ra các nhận xét khi quan sát tờ lịch: Trên tờ lịch có ghi hai ngày khác nhau, ở góc phải còn ghi thêm: ngày Quý Sửu, tháng Bính Thân, năm Tân Sửu. - Sau đó, GV đặt câu hỏi: Vì sao lại như vậy? (Đó là cách tính và ghi thời gian trên tờ lịch theo cả ngày âm lịch và Công lịch). HS có thể trả lời đúng, hoặc không đúng những câu hỏi mà GV nêu ra, điều đó không quan trọng. Dựa vào đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Thời gian trong lịch sử. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? a. Mục tiêu: HS nêu được việc xác định thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. HS nêu được vì sao phải xác định được thời gian trong lịch sử: muốn hiểu và phục dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự. b. Nội dung: GV có thể cho HS trình bày hiểu biết của mình (cá nhân/nhóm HS) c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV có thể ra bài tập nhỏ cho HS: Hãy lập đường thời gian những sự kiện quan trọng của cá nhân em trong khoảng hai năm gần đây + GV gợi ý: Đường thời gian đó chính là lịch sử phát triển của cá nhân em trong thời gian năm năm: sự kiện nào diễn ra trước, sự kiện nào diễn ra sau,...). Từ đó có thể cho HS ôn lại kiến thức cũ: Lịch sử là quá trình thay đổi của sự vật theo thời gian và trả lời câu hỏi: Ví sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Yêu cầu cần đạt: HS nêu được việc xác định thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. Bước 2: - GV nhấn mạnh: Để tính được thời gian, từ xa xưa loài người đã rất quan tâm và phát minh ra nhiều dụng cụ để tính thời gian khác nhau. Vĩ dụ: phát minh ra đống hồ cát, đồng hồ nước, đồng hổ mặt trời,... Bước 3; - Để giúp HS mở rộng hiểu biết về các dụng cụ tính thời gian này của người xưa, GV có thể cho HS trình bày hiểu biết của mình (cá nhân/nhóm HS), rồi giới thiệu sơ lược về một số dụng cụ như hướng dẫn trong mục b ỏ’ trên. Có thể mỏ’ rộng cho HS kể thêm một sổ cách tính thời gian khác mà các em biết. Yêu cầu cần đạt: HS nêu được vì sao phải xác định được thời gian trong lịch sử: muốn hiểu và phục dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự. Đây là một yêu cẩu bắt buộc của khoa học lịch sử. HS kể được một số cách xác định thời gian của người xưa (cả trong SGK và thông tin mà các em tìm kiếm thêm). Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1.Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? - Việc sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian là một trong những yêu cẩu bắt buộc của khoa học lịch sử, nhằm dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. - Để đo đếm được thời gian, ta cần biết cách tính thời gian. Để tính được thời gian từ xưa loài người đã sáng tạo ra nhiều loại công cụ như đống hồ, đồng hồ cát (nguyên tắc cũng như đồng hồ nước), đồng hồ đo bằng ánh sáng mặt trời .. Mục 2. Cách tính thời gian trong lịch sử a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm vê' thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ,...; các cách tính thời gian và thực hành trong từng trường hợp cụ thể - b. Nội dung: Dựa vào gợi ý nội dung kênh hình, tư liệu ở trên, GV có thể giải thích đơn giản giúp HS hiểu được cách tính âm lịch và dương lịch, cũng như vai trò của các loại lịch trong đời sống. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV nêu vấn để: Có lẽ, cơ sở đầu tiên mà con người dùng để phân biệt thời gian là sáng và tối hay ngày và đêm. Từ đó, con người rút ra nhân tố đã dẫn đến sự khác nhau đó chính là chu kì quay của Mặt Trăng và Mặt Trời (lúc đầu con người lẩm tưởng Mặt Trời quay quanh Trái Đất). Do nhận thức và nhu cầu thực tiễn cuộc sống mà con người đã nghĩ ra các cách làm lịch khác nhau, đó là âm lịch và dương lịch. Dựa vào gợi ý nội dung kênh hình, tư liệu ở trên, GV có thể giải thích đơn giản giúp HS hiểu được cách tính âm lịch và dương lịch, cũng như vai trò của các loại lịch trong đời sống. Bước 2: - GV có thể mở rộng cho HS: Quan sát hình 1 kết hợp vói hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi: Người Việt Nam hiện nay đón tết Nguyên đán dựa theo loại lịch nào? Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt thêm: Trên tờ lịch, ngoài ngày dương lịch còn ghi ngày âm lịch. GV có thể đặt câu hỏi cho HS trả lời: Theo em, cách tính thời gian thống nhất trên toàn thế giới có cần thiết không? Vì sao? từ đó nêu được lí do Công lịch ra đời. Bước 3: GV giải thích các khái niệm trước Công nguyên, thiên niên lả, thế kỉ,... và cách tính các mốc thời gian. GV có thể nêu ra những mốc thời gian cụ thể, ví dụ: Năm 1500 TCN cách hiện nay bao nhiêu năm?... để HS trả lời và rút ra quy tắc tính. Bước 4: - GV có thể sử dụng câu hỏi ở hoạt động mở đầu để HS trả lời và chốt ý: Trên tờ lịch in ngày, tháng, năm của cả Công lịch và âm - dương lịch vì nước ta dùng đồng thời cả hai loại lịch. 2.Cách tính thời gian trong lịch sử - Từ rất xa xưa, do nhu cầu ghi chép và sắp xếp các sự việc theo thứ tự thời gian nên từ xa xưa con người đã nghĩ ra cách làm lịch. - Trước kia mỗi dân tộc hay khu vực dùng một loại lịch riêng. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, việc giao lưu, trao đổi giữa các dân tộc, khu vực ngày càng mở rộng. Điều đó đòi hỏi phải có cách tính thời gian thống nhất trên toàn thế giới. Vì thế, dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch đã được hoàn chỉnh để các dần tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của chúa Giê-su (tương truyền là người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (viết tắt là TCN). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. Đây là bài luyện tập cách tính và quy đổi các mốc thời gian trong lịch sử. Việc luyện tập này là rất cần thiết. Ở đây có những thuật ngữ cần phân biệt: TCN, trước đây, cách ngày nay,... Khi nói: 5 000 năm trước đây thì cũng là cách đây 5 000 năm và là khoảng năm 3000 TCN. Muốn biết 5 000 năm trước đây là vào năm bao nhiêủ TCN thì ta lấy 5000 - 2021 sẽ ra là năm 2979 TCN. Tương tự như vậy: Khoảng thiên niên kì III TCN cách năm hiện tại (2021): 3000 + 2021 = 5021 năm Năm 208 TCN cách năm hiện tại (2021): 2021 + 208 = 2229 năm D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm ( Câu 2,3 HS về nhà hoàn thành) TÀI LIỆU THAM KHẢO - Âm lịch: là loại lịch được tìm ra dựa trên sự quan sát chu lờ Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất. Mỗi chu kì trăng khuyết - tròn là một tháng. Người Xu-me ở Lưỡng Hà đã tính được độ dài của một tháng là 29,5 ngày. 12 chu kì trăng khuyết - tròn là một năm âm lịch. Các tháng lẻ 1, 3, 5,... 11 có 30 ngày (tháng đủ), còn các tháng chẵn có 29 ngày (tháng thiếu). Như thế năm âm lịch có: 29,5 ngày/tháng X 12 tháng = 354 ngày. Đây là loại lịch cổ nhất của những dân tộc sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. Họ chỉ căn cứ vào vận động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính năm, tháng. - Dương lịch: Hình ảnh mô phỏng một chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và quanh mình nó. Trái Đất tự quay quanh mình nó một vòng hết gần 24 giờ, tạo ra ngày và đêm. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình e-lip gần tròn. Thời gian Trái Đất chuyển động trọn một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, lấy đơn vị thời gian này là một năm (năm thật, năm thiên văn). Để số lẻ như vậy không thuận lợi cho việc tính lịch, vì vậy người ta chỉ lấy số nguyên là 365 ngày. Như thế năm lịch ngắn hơn năm thật gần 1/4 ngày và cứ 4 năm lại ngắn hơn một ngày. Sau một số năm thì lịch sẽ càng sai. Năm 45 TCN, Xê-da quyết định cho sửa dương lịch cũ ở La Mã, quyết định cứ 4 năm thì thêm một ngày để bù vào phần thiếu hụt đó, gọi là năm nhuận (366 ngày). Xê-da quy định một năm có 12 tháng, tháng lẻ có 31 ngày, tháng chẵn có 30 ngày. Như thế tính ra một năm không phải là 365 ngày mà là 366 ngày. Do đó, người ta cắt bớt một ngày của tháng 2 (tháng bất lợi với các tử tù đểu bị hành quyết ở La Mã). Như thế tháng 2 chỉ còn 29 ngày. Sau này, Hoàng đế Ô-gu-xtut (sinh vào tháng 8 - tháng chẵn có 30 ngày) đã quyết định lấy một ngày của tháng 2 cho tháng 8 nên tháng 8 có 31 ngày và tháng 2 chỉ còn 28 ngày; sửa các tháng 9 và 11 có 31 ngày thành tháng có 30 ngày và các tháng 10, 12 từ 30 ngày thành 31 ngày. Những năm nhuận tháng 2 có 29 ngày. Còn các năm không nhuận thì cố định các ngày trong tháng như hiện nay. Tuy nhiên, cách tính lịch này vẫn khiến năm thật ngắn hơn năm lịch 11 phút 44 giây. Như thế sau 384 năm, lịch lại chậm mất 3 ngày. Đến năm 325, loại lịch với cách tính một tuần có 7 ngày tương ứng với 7 thiên thể (Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh mà ngày nay vẫn được dùng ở các nước phương Tây) được áp dụng. Người ta lấy ngày 21-3 hằng năm là ngày lễ Phục sinh. Đến năm 1582, người ta phát hiện thấy vị trí Mặt Trời ở điểm Xuân phân, đáng lẽ ra phải là ngày 21-3 nhưng lịch mới là ngày 11-3, tức là chậm mất 10 ngày. Do vậy, từ đó về sau, cứ 400 năm lại bớt đi 3 ngày nhuận,... Quy luật nhuận của dương lịch khiến độ dài bình quân của năm dương lịch gần với độ dài của năm thật (phải qua mấy nghìn năm mới chênh nhau 1 ngày). Do đó dương lịch đã phản ánh rất chính xác quy luật của khí hậu, thời tiết. Ngoài ra dương lịch lại đơn giản. Vì thế dương lịch dãn trở thành loại lịch thông dụng trên thế giới mà hiện nay chúng ta đang sử dụng. Ám - dương lịch: Để khắc phục nhược điểm của ầm lịch, cách đây 2 600 năm, người Trung Quốc đã kết hợp cả hai vận động: vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và vận động của Trái Đất quanh Mặt Tròi để tạo ra lịch. Đó là âm - dương lịch. Âm - dương lịch lấy thời gian biến đổi của một tuần trăng làm độ dài của một tháng và bình quân là 29 ngày 12 giờ 44 phút. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Một năm có 354 hoặc 355 ngày. Để độ dài của năm âm - dương lịch gần thống nhất với độ dài năm dương lịch, người ta đã đặt ra luật nhuận: năm nhuận có 13 tháng và cứ 19 năm có 7 năm nhuận. Theo quy luật nhuận này, giữa âm - dương lịch và dương lịch có sự trùng khớp lờ diệu (6939,6 ngày theo dương lịch và 6939,55 ngày theo âm - dương lịch). *******************************************
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 19:40 10/09/2021
Lượt xem: 2
Dung lượng: 0,0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Soạn: 1/9/2021 Tiết 2, 3 Giảng: 9/2021 BÀI 2. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ? I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Phân biệt được các nguồn tư liệu chính: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,... 2. Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó.Về kĩ năng, năng lực Biết thực hành sưu tẩm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu đơn giản, phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học. 3. Về phẩm chất Bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ thông qua hoạt động thực hành sưu tầm, phân tích và khai thác một số tư liệu lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triền năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Một số tư liệu hiện vật, tranh ảnh được phóng to hoặc để trình chiếu, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - SGK. - Tìm hiểu trước một số truyền thuyết, câu chuyện về lịch sử và di tích lịch sử ở địa phương. - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: GV có thể sử dụng câu hỏi khai thác hình ảnh trong SGK để hỏi HS về những hiểu biết của các em về hiện vật, về những điều các em cảm nhận, suy luận được thông qua quan sát hình ảnh (trong hình là mặt trống đồng Ngọc Lũ - một hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng của Việt Nam. Hoa văn trên mặt trống mô tả phần nào đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ. Hình ảnh giúp chúng ta có những suy đoán vế đời sống vật chất, tinh thần của người xưa. Đây là những tư liệu quý để nghiên cứu về quá khứ của người Việt cổ cũng như nền văn minh Việt cổ,...). HS có thể trả lời đúng, hoặc đúng một phần, hoặc không đúng những câu hỏi mà GV nêu ra, điều đó không quan trọng. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Đó chính là nguồn sử liệu, mả dựa vào đó các nhà sử học biết và phục dựng lại lịch sử. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Tư liệu hiện vật a. Mục tiêu: HS nêu được tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,... còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất cũng như nêu được ý nghĩa của loại tư liệu này. b. Nội dung: GV khai thác kênh hình, kiến thức trong SGK c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV cho HS quan sát một số tư liệu hiện vật đã chuẩn bị trước hoặc hình 2, 3 trong SGK; định hướng HS nhận xét: Điểm chung của những tư liệu đó là gì? (GV có thê’ đặt những câu hỏi gợi ý: Hiện vật tìm thấy ở đâu, có điểm gì đáng chú ý?,...). Trên cơ sở đó rút ra khái niệm: Bước 2: - GV có thể tổ chức hoạt động cặp đôi và thực hiện yêu cầu: Kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết. HS tìm những đổ vật trong gia đình rồi trao đổi với bạn, cùng nhau thảo luận đề rút ra đổ vật nào là tư liệu hiện vật. HS có thể trả lời đúng hoặc sai, GV khuyến khích và dẫn dắt các em đi đến kiến thức đúng. Bước 3: - GV có thể mở rộng phân tích thêm để HS thấy được những ưu điểm, nhược điếm của tư liệu hiện vật thông qua phân tích một ví dụ cụ thể (ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung cho thấy một cách trực quan những hoa văn tinh xảo được khắc trên đó, chứng tỏ trình độ kĩ thuật đã phát triển, đời sống tinh thần phong phú của người xưa,... nhưng đó chỉ là hiện vật “câm” và thường không còn nguyên vẹn và đầy đủ,...). Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1.Tư liệu hiện vật Những di tích hoặc đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất được gọi chung là những tư liệu hiện vật. Nến móng nhà, các lỗ chân cột gỗ, đường cống tiêu, thoát nước, giếng nước và nhiều di vật như gạch “Giang lây quân,’đầu ngói ống trang trí hình thú, ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung,... được khai quật ở di tích Hoàng thành Thăng Long đều là những tư liệu hiện vật quý giá, là minh chứng sinh động cho bề dày lịch sử - văn hoá của Hoàng thành Thăng Long, chứng tỏ nơi đây đã từng là một kinh đô sầm uất của nước ta. Mục 2. Tư liệu chữ viết a. Mục tiêu: HS rút ra được khái niệm và ý nghĩa của tư liệu chữ viết b. Nội dung: GV sử dụng kênh hình, Hs thảo luận nhóm c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV cho HS đọc đoạn tư liệu Di chúc của Hồ Chí Minh, thảo luận cặp đôi về câu hỏi: Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin gì? Để giúp HS khai thác tốt những thông tin chính của tư liệu, GV gợi ý HS xác định các từ khoá thể hiện nội dung cốt lõi, thông qua đó để trả lời câu hỏi. + GV cho đại diện cặp đôi trả lời trước lớp, HS khác có thể bổ sung, sau đó GV có thề chốt câu trả lời. Bước 2: - GV có thể gợi ý để HS hiểu thêm vê' sự ra đời của chữ viết: Lúc đầu chỉ là những kí hiệu rời rạc, sau đó mới được chắp nối, ghép hoàn chỉnh và tuân theo những quy tắc (ngữ pháp) nhất định. Để hiếu về lịch sử ra đời của chữ viết, HS sẽ được tìm hiểu kĩ hơn trong Chương 3. Xã hội cổ đại. Bước 3: - GV nhấn mạnh: Từ khi có chữ viết, con người biết ghi chép các sự vật, hiện tượng,... thành những câu chuyện hay những bộ sử đồ sộ. Chữ có thể được khắc trên xương, mai rùa, bia đá, chuông đổng, viết trên đất sét, lá cây, vải,... và sau này là in trên giấy, từ đó đặt câu hỏi cho HS: Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết? + HS đọc thông tin và qua ví dụ cụ thể có thể trả lời được: Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ; ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người. + Hình 4. Những tấm bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết vì: trên bia có ghi chép (một cách khách quan) tên của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779). Qua đó, các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như vê' nền giáo dục nước ta thời kì đó. Bước 4: - GV có thể mở rộng, định hướng cho HS nhận xét về ưu điểm (cho biết khá đầy đủ), nhược điểm (chịu ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người viết) của loại tư liệu chữ viết. 2. Tư liệu chữ viết - Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc. Tư liệu chữ viết còn lại đến ngày nay hết sức phong phú và đa dạng, có thê’ chiếm tới quá nửa các loại tư liệu hiện có. - Nguồn tư liệu này cho chúng ta biết tương đối đầy đủ vế các mặt đời sống trong quá khứ của con người. Nó đánh dấu loài người đã bước vào thời đại văn minh, tách hẳn loài người khỏi các loài động vật cao cấp khác. Nhờ có chữ viết, mọi sự việc trong đời sống cho đến những suy nghĩ, tư tưởng,... của con người có thể đều được ghi chép lại và lưu giữ cho muôn đời sau. Mục 3. Tư liệu truyền miệng a. Mục tiêu: HS hiểu được tư liệu truyền miệng là gì và nêu được một số ví dụ về loại tư liệu này. b. Nội dung: GV có thể chia lớp thành các nhóm (đã phân công từ trước) c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV đặt câu hỏi: Hãy kể một số truyền thuyết, truyện cổ tích mà em đã từng được nghe hoặc biết. Sau khi HS trả lời (có thể kể đúng hoặc chưa đúng), GV dẫn dắt để HS trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là tư liệu truyền miệng? + HS nêu được: Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyến thuyết, cổ tích,...) được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác. Bước 2, 3: - Từ đó, GV đặt câu hỏi: Hình 5 trong SGK giúp em liên tưởng đến truyền thuyết nào trong dân gian? Bước 4: - GV có thể chia lớp thành các nhóm (đã phân công từ trước). Các nhóm có thề tổ chức thành một vở kịch ngắn hoặc cử đại diện kể lại vắn tắt nội dung truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng,... Sau đó, GV có thể đặt ra yêu cầu: Chỉ ra các yếu tố mang tính lịch sử thông qua mỗi truyền thuyết đó. 3.Tư liệu truyền miệng - Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dần gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác nên khá phong phú và đa dạng. Tư liệu truyền miệng có thể là những truyện cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, có thể bao hàm cả những ca dao, hò vè, câu đối,... Tư liệu truyền miệng bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố lịch sử, phản ánh một phần hiện thực cuộc sống quá khứ. Mục 4. Tư liệu gốc a. Mục tiêu: HS phân biệt được tư liệu gốc, tư liệu chữ viết, tư liệu hiện vật và tư liệu truyền miệng; đổng thời hiểu được tư liệu gốc là những tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về một sự kiện nào đó. b. Nội dung: Có thể khai thác chính các tư liệu chữ viết, hình ảnh đã được sử dụng ở các mục trên (thuộc tư liệu gốc). c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - Sau khi tổ chức cho HS tìm hiểu về ba loại tư liệu trên, GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Em hiểu thế nào là tư liệu gốc? Nêu ví dụ cụ thể. Bước 2: - GV chốt lại: Cả ba loại tư liệu trên đểu có những nguồn gốc, xuất xứ khác nhau. Có loại được tạo nên bởi chính những người tham gia hoặc chứng kiến sự kiện, biến cố đã xảy ra, hay là sản phẩm của chính thời kì lịch sử đó - đó là tư liệu gốc. Những tài liệu được biên soạn lại dựa trên các tư liệu gốc thì được gọi là những tư liệu phái sinh. Tư liệu gốc bao giờ cũng có giá trị, đáng tin cậy hơn tư liệu phái sinh. Bước 3: - GV có thể dẫn ra những ví dụ cụ thể và phân tích thêm để HS hiểu rõ hơn vê' các loại hình tư liệu lịch sử; khuyến khích HS nêu được những ví dụ theo hiểu biết của các em. Bước 4: - GV có thể mở rộng cho HS: Các nhà nghiên cứu lịch sử có vai trò như thế nào? Vì sao họ được ví như những “thám tử”? (Muốn biết và dựng lại lịch sử trong quá khứ, các nhà nghiên cứu phải đi tìm tòi các bằng chứng (cũng chính vì thế mà họ được ví như “thám tử”), tức là các tư liệu lịch sử, sau đó khai thác, phân tích, phê phán,... về các tư liệu đó, giải thích và trình bày lại lịch sử theo cách của mình). 4.Tư liệu gốc Tư liệu gốc là những tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp vê' một sự kiện hay biến cố tại thời kì lịch sử nào đó. Tư liệu gốc bao giờ cũng cung cấp những thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn cả. Tuy nhiên, tư liệu gốc thường chỉ cung cấp những thông tin vê' một mặt, một khía cạnh nào đó của sự kiện mà không thể cho ta biết toàn cảnh các sự kiện đã xảy ra. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 2. Chỉ có hình 5 không phải là tư liệu gốc. Cần lưu ý thêm là việc phân loại các loại tư liệu chỉ là tương đối và cần xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau một cách linh hoạt. Những tấm bia đá ở Văn Miếu (Hà Nội) có thể vừa là tư liệu hiện vật vừa là tư liệu chữ viết, vì những bản văn khắc trên bia là tư liệu chữ viết, còn tấm bia lại là tư liệu hiện vật. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 4. GV có thể sử dụng phiếu học tập, trong đó nêu rõ nhiệm vụ của HS: Em hãy kể tên các loại tư liệu lịch sử mà em biết. GV định hướng: Trong cuộc sống, xung quanh các em đều tồn tại rất nhiều các dạng tư liệu lịch sử. Em có thể liệt kê ở nhà hoặc nơi em sinh sống có những tư liệu cụ thể nào giúp em tìm hiểu về những gì đã xảy ra trong quá khứ? Kể tên các hiện vật đó. Dựa vào tư liệu giúp em biết được điểu gì?... (GV có thể gợi ý: Đó có thể là những vật quen thuộc, gần gũi như bình gốm, mâm đồng, bút, sách, vở, các công trình kiến trúc, gắn liền với các địa danh, con người cụ thể,...). Thực hiện nhiệm vụ học tập này góp phần vào quá trình biến những kiến thức lịch sử hàn lâm trở nên gần gũi, thiết thực hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Trống đổng Ngọc Lũ: hiện vật tiêu biểu nhất của văn hoá Đông Sơn, được tìm thấy vào khoảng những năm 1739 - 1745 ở làng Ngọc Lũ, xã Như Trác, huyện Nam Xang (nay là Phủ Lý, Hà Nam), có đường kính 79cm, cao 63cm, nặng 86kg. Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao 14 cánh đúc nổi, xung quanh là những hình người mặc váy dài, đội mũ cắm lông chim, tay cầm chày giã gạo, hình nhà mái cong, nhiều hình chim, thú và hoa văn,... Qua đó cho ta biết về đời sống vật chất (cấy lúa, giã gạo, nhà cửa,...) và tinh thần (mặc váy dài, đội mũ cắm lông chim, lễ hội,...). - Hoàng thảnh Thăng Long: là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Công trình kiến trúc đổ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.Tháng 12 - 2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19 000m tại trung tâm chính trị Ba Đình - Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết kiển trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá, phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kì Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tuỳ và nhà Đường (thế kỉ VII đến thế kỉ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010 - 1945). Với ý nghĩa và giá trị to lớn đó, năm 2010, Uỷ ban Di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hoá thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam. ***************************************************** Soạn: 10/ 9/2021 Tiết 4 Giảng: BÀI 3. THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Nêu được một số khái niệm: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, âm lịch, dương lịch, Công lịch, trước Công nguyên, Công nguyên, dương lịch, âm lịch,...; cách tính thời gian trong lịch sử. - Biết cách đọc, ghi các mốc thời gian trong lịch sử. 2. Về kĩ năng, năng Ịực Biết vận dụng cách tính thời gian trong học tập lịch sử; vẽ được biểu đồ thời gian, tính được các mốc thời gian. 3. Về phẩm chất Tiếp tục bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ và trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2.Học sinh - SGK. Tranh ảnh, tư liệu sưu tẩm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV có thê’ gợi ý để HS đưa ra các nhận xét khi quan sát tờ lịch: Trên tờ lịch có ghi hai ngày khác nhau, ở góc phải còn ghi thêm: ngày Quý Sửu, tháng Bính Thân, năm Tân Sửu. - Sau đó, GV đặt câu hỏi: Vì sao lại như vậy? (Đó là cách tính và ghi thời gian trên tờ lịch theo cả ngày âm lịch và Công lịch). HS có thể trả lời đúng, hoặc không đúng những câu hỏi mà GV nêu ra, điều đó không quan trọng. Dựa vào đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Thời gian trong lịch sử. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? a. Mục tiêu: HS nêu được việc xác định thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. HS nêu được vì sao phải xác định được thời gian trong lịch sử: muốn hiểu và phục dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự. b. Nội dung: GV có thể cho HS trình bày hiểu biết của mình (cá nhân/nhóm HS) c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV có thể ra bài tập nhỏ cho HS: Hãy lập đường thời gian những sự kiện quan trọng của cá nhân em trong khoảng hai năm gần đây + GV gợi ý: Đường thời gian đó chính là lịch sử phát triển của cá nhân em trong thời gian năm năm: sự kiện nào diễn ra trước, sự kiện nào diễn ra sau,...). Từ đó có thể cho HS ôn lại kiến thức cũ: Lịch sử là quá trình thay đổi của sự vật theo thời gian và trả lời câu hỏi: Ví sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Yêu cầu cần đạt: HS nêu được việc xác định thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. Bước 2: - GV nhấn mạnh: Để tính được thời gian, từ xa xưa loài người đã rất quan tâm và phát minh ra nhiều dụng cụ để tính thời gian khác nhau. Vĩ dụ: phát minh ra đống hồ cát, đồng hồ nước, đồng hổ mặt trời,... Bước 3; - Để giúp HS mở rộng hiểu biết về các dụng cụ tính thời gian này của người xưa, GV có thể cho HS trình bày hiểu biết của mình (cá nhân/nhóm HS), rồi giới thiệu sơ lược về một số dụng cụ như hướng dẫn trong mục b ỏ’ trên. Có thể mỏ’ rộng cho HS kể thêm một sổ cách tính thời gian khác mà các em biết. Yêu cầu cần đạt: HS nêu được vì sao phải xác định được thời gian trong lịch sử: muốn hiểu và phục dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự. Đây là một yêu cẩu bắt buộc của khoa học lịch sử. HS kể được một số cách xác định thời gian của người xưa (cả trong SGK và thông tin mà các em tìm kiếm thêm). Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1.Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? - Việc sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian là một trong những yêu cẩu bắt buộc của khoa học lịch sử, nhằm dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. - Để đo đếm được thời gian, ta cần biết cách tính thời gian. Để tính được thời gian từ xưa loài người đã sáng tạo ra nhiều loại công cụ như đống hồ, đồng hồ cát (nguyên tắc cũng như đồng hồ nước), đồng hồ đo bằng ánh sáng mặt trời .. Mục 2. Cách tính thời gian trong lịch sử a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm vê' thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ,...; các cách tính thời gian và thực hành trong từng trường hợp cụ thể - b. Nội dung: Dựa vào gợi ý nội dung kênh hình, tư liệu ở trên, GV có thể giải thích đơn giản giúp HS hiểu được cách tính âm lịch và dương lịch, cũng như vai trò của các loại lịch trong đời sống. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV nêu vấn để: Có lẽ, cơ sở đầu tiên mà con người dùng để phân biệt thời gian là sáng và tối hay ngày và đêm. Từ đó, con người rút ra nhân tố đã dẫn đến sự khác nhau đó chính là chu kì quay của Mặt Trăng và Mặt Trời (lúc đầu con người lẩm tưởng Mặt Trời quay quanh Trái Đất). Do nhận thức và nhu cầu thực tiễn cuộc sống mà con người đã nghĩ ra các cách làm lịch khác nhau, đó là âm lịch và dương lịch. Dựa vào gợi ý nội dung kênh hình, tư liệu ở trên, GV có thể giải thích đơn giản giúp HS hiểu được cách tính âm lịch và dương lịch, cũng như vai trò của các loại lịch trong đời sống. Bước 2: - GV có thể mở rộng cho HS: Quan sát hình 1 kết hợp vói hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi: Người Việt Nam hiện nay đón tết Nguyên đán dựa theo loại lịch nào? Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt thêm: Trên tờ lịch, ngoài ngày dương lịch còn ghi ngày âm lịch. GV có thể đặt câu hỏi cho HS trả lời: Theo em, cách tính thời gian thống nhất trên toàn thế giới có cần thiết không? Vì sao? từ đó nêu được lí do Công lịch ra đời. Bước 3: GV giải thích các khái niệm trước Công nguyên, thiên niên lả, thế kỉ,... và cách tính các mốc thời gian. GV có thể nêu ra những mốc thời gian cụ thể, ví dụ: Năm 1500 TCN cách hiện nay bao nhiêu năm?... để HS trả lời và rút ra quy tắc tính. Bước 4: - GV có thể sử dụng câu hỏi ở hoạt động mở đầu để HS trả lời và chốt ý: Trên tờ lịch in ngày, tháng, năm của cả Công lịch và âm - dương lịch vì nước ta dùng đồng thời cả hai loại lịch. 2.Cách tính thời gian trong lịch sử - Từ rất xa xưa, do nhu cầu ghi chép và sắp xếp các sự việc theo thứ tự thời gian nên từ xa xưa con người đã nghĩ ra cách làm lịch. - Trước kia mỗi dân tộc hay khu vực dùng một loại lịch riêng. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, việc giao lưu, trao đổi giữa các dân tộc, khu vực ngày càng mở rộng. Điều đó đòi hỏi phải có cách tính thời gian thống nhất trên toàn thế giới. Vì thế, dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch đã được hoàn chỉnh để các dần tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của chúa Giê-su (tương truyền là người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (viết tắt là TCN). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. Đây là bài luyện tập cách tính và quy đổi các mốc thời gian trong lịch sử. Việc luyện tập này là rất cần thiết. Ở đây có những thuật ngữ cần phân biệt: TCN, trước đây, cách ngày nay,... Khi nói: 5 000 năm trước đây thì cũng là cách đây 5 000 năm và là khoảng năm 3000 TCN. Muốn biết 5 000 năm trước đây là vào năm bao nhiêủ TCN thì ta lấy 5000 - 2021 sẽ ra là năm 2979 TCN. Tương tự như vậy: Khoảng thiên niên kì III TCN cách năm hiện tại (2021): 3000 + 2021 = 5021 năm Năm 208 TCN cách năm hiện tại (2021): 2021 + 208 = 2229 năm D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm ( Câu 2,3 HS về nhà hoàn thành) TÀI LIỆU THAM KHẢO - Âm lịch: là loại lịch được tìm ra dựa trên sự quan sát chu lờ Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất. Mỗi chu kì trăng khuyết - tròn là một tháng. Người Xu-me ở Lưỡng Hà đã tính được độ dài của một tháng là 29,5 ngày. 12 chu kì trăng khuyết - tròn là một năm âm lịch. Các tháng lẻ 1, 3, 5,... 11 có 30 ngày (tháng đủ), còn các tháng chẵn có 29 ngày (tháng thiếu). Như thế năm âm lịch có: 29,5 ngày/tháng X 12 tháng = 354 ngày. Đây là loại lịch cổ nhất của những dân tộc sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. Họ chỉ căn cứ vào vận động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính năm, tháng. - Dương lịch: Hình ảnh mô phỏng một chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và quanh mình nó. Trái Đất tự quay quanh mình nó một vòng hết gần 24 giờ, tạo ra ngày và đêm. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình e-lip gần tròn. Thời gian Trái Đất chuyển động trọn một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, lấy đơn vị thời gian này là một năm (năm thật, năm thiên văn). Để số lẻ như vậy không thuận lợi cho việc tính lịch, vì vậy người ta chỉ lấy số nguyên là 365 ngày. Như thế năm lịch ngắn hơn năm thật gần 1/4 ngày và cứ 4 năm lại ngắn hơn một ngày. Sau một số năm thì lịch sẽ càng sai. Năm 45 TCN, Xê-da quyết định cho sửa dương lịch cũ ở La Mã, quyết định cứ 4 năm thì thêm một ngày để bù vào phần thiếu hụt đó, gọi là năm nhuận (366 ngày). Xê-da quy định một năm có 12 tháng, tháng lẻ có 31 ngày, tháng chẵn có 30 ngày. Như thế tính ra một năm không phải là 365 ngày mà là 366 ngày. Do đó, người ta cắt bớt một ngày của tháng 2 (tháng bất lợi với các tử tù đểu bị hành quyết ở La Mã). Như thế tháng 2 chỉ còn 29 ngày. Sau này, Hoàng đế Ô-gu-xtut (sinh vào tháng 8 - tháng chẵn có 30 ngày) đã quyết định lấy một ngày của tháng 2 cho tháng 8 nên tháng 8 có 31 ngày và tháng 2 chỉ còn 28 ngày; sửa các tháng 9 và 11 có 31 ngày thành tháng có 30 ngày và các tháng 10, 12 từ 30 ngày thành 31 ngày. Những năm nhuận tháng 2 có 29 ngày. Còn các năm không nhuận thì cố định các ngày trong tháng như hiện nay. Tuy nhiên, cách tính lịch này vẫn khiến năm thật ngắn hơn năm lịch 11 phút 44 giây. Như thế sau 384 năm, lịch lại chậm mất 3 ngày. Đến năm 325, loại lịch với cách tính một tuần có 7 ngày tương ứng với 7 thiên thể (Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh mà ngày nay vẫn được dùng ở các nước phương Tây) được áp dụng. Người ta lấy ngày 21-3 hằng năm là ngày lễ Phục sinh. Đến năm 1582, người ta phát hiện thấy vị trí Mặt Trời ở điểm Xuân phân, đáng lẽ ra phải là ngày 21-3 nhưng lịch mới là ngày 11-3, tức là chậm mất 10 ngày. Do vậy, từ đó về sau, cứ 400 năm lại bớt đi 3 ngày nhuận,... Quy luật nhuận của dương lịch khiến độ dài bình quân của năm dương lịch gần với độ dài của năm thật (phải qua mấy nghìn năm mới chênh nhau 1 ngày). Do đó dương lịch đã phản ánh rất chính xác quy luật của khí hậu, thời tiết. Ngoài ra dương lịch lại đơn giản. Vì thế dương lịch dãn trở thành loại lịch thông dụng trên thế giới mà hiện nay chúng ta đang sử dụng. Ám - dương lịch: Để khắc phục nhược điểm của ầm lịch, cách đây 2 600 năm, người Trung Quốc đã kết hợp cả hai vận động: vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và vận động của Trái Đất quanh Mặt Tròi để tạo ra lịch. Đó là âm - dương lịch. Âm - dương lịch lấy thời gian biến đổi của một tuần trăng làm độ dài của một tháng và bình quân là 29 ngày 12 giờ 44 phút. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Một năm có 354 hoặc 355 ngày. Để độ dài của năm âm - dương lịch gần thống nhất với độ dài năm dương lịch, người ta đã đặt ra luật nhuận: năm nhuận có 13 tháng và cứ 19 năm có 7 năm nhuận. Theo quy luật nhuận này, giữa âm - dương lịch và dương lịch có sự trùng khớp lờ diệu (6939,6 ngày theo dương lịch và 6939,55 ngày theo âm - dương lịch). *******************************************
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

