Danh mục
Lịch sử 8 Tuần 11
Thích 0 bình luận
Tác giả: Trịnh Thị Thanh Tâm
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 11/15/20 9:32 AM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: NS:.10/11/2020 NG:.................... Tiết: 22 LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-1945 ) CHƯƠNG I: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921-1941) BÀI 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG(1917-1921) I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức - HS trình bày được những nét chung về nước Nga đầu thế kỷ XX, lí giải tại sao ở nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng. Diễn biến cách mạng Nga 1917. Cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng.Ý nghĩa l/s của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng biết sử dụng lược đồ, khai thác tranh ảnh, tư liệu... - Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, hợp tác 3.Thái độ - Bồi dưỡng, GD hs nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên tg. II. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, ƯDCNTT -HS: sgk, vở ghi, sưu tầm tư liệu, đọc, nghiên cứu trước ND các câu hỏi ở cuối mỗi mục của phần I của bài 15 III. Phương pháp/KT: - PP: Nêu vấn đề, đàm thoại, p/t,nhận xét, lập bảng thống kê. - KT: Động não, đặt câu hỏi, nhóm IV.Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu của l/s tg cận đại và giải thích vì sao? Đáp án- biểu điểm: - HS nêu được đúng, đủ 5 sự kiện tiêu biểu cho và giải thích được lí do. 3. Bài mới: (1’) Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự bùng nổ cuộc CM tháng 10 Nga 1917 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử nhân loại. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự kiện lịch sử nàybằng sự kiện mở đầu Cách mạng tháng Mười Nga. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tình hình nước Nga trước Cách mạng - Mục tiêu: HS nắm được tình hình nước Nga trước cách mạng - PP: trực quan, vấn đáp - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1p - Thời gian (12’) GV: ƯDCNTT và bản đồ GV: Sử dụng bản đồ nước Nga giới thiệu. (Tích hợp môn Địa lí) -Lãnh thổ nước Nga rộng nhất thế giới ? Sau cuộc CM dân chủ TS 1905 -1907 , nước Nga có gì thay đổi? - Nước Nga vẫn là nước đế quốc phong kiến, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II, ruộng đất nằm trong tay địa chủ và phú nông. ?Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga trước cách mạng ? 1. Là nước phong kiến lạc hậu ? Khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, thái độ của nước Nga ntn? 2. Liên hệ kiến thức bài trước - Khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vì quyền lợi của mình, Chính phủ Nga hoàng đã đứng về phe hiệp ước tham gia cuộc chiến tranh. Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm cho đất nước khủng hoảng, kinh tế suy sụp. ? Đời sống của các tầng lớp nhân dân Nga trước cách mạng ntn? -Đời sống nhân dân Nga cực khổ - Xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn: + Đế quốc Nga >< các DT +TS >< VS Nông dân>< phong kiến =>Đòi hỏi phải được giải quyêt bằng một cuộc cách mạng. HS: Quan sát H52 SGK hình ảnh những người nông dân Nga em có nhận xét gì? - Phương tiện canh tác lạc hậu, họ phải sử dụng sức người thay cho trâu bò. Phần lớn là phụ nữ làm việc còn nam giới phải ra trận. ............................................................................ ........................................................................... .......................................................................... Hoạt động 2: - Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917 - PP: Nêu vấn đề, phân tích, hđ nhóm - KT: Đặt câu hỏi ,chia nhóm, trình bày 1p - Thời gian (17’) ? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc CM tháng hai năm 1917? -HS nhắc lại nguyên nhân - GV sử dụng lược đồ, ƯDCNTT ? Cuộc CM tháng 2 ở Nga diễn ra như thế nào? kết quả ? GV: Tường thuật DB cuộc CM tháng hai năm 1917 -HS : Theo dõi và tường thuật lại - 2/1917 CM bùng nổ. - 23/2/1917 biểu tình nữ công nhân Pê Tơ-rô- grát. - 26/2/1917 Đảng lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chiến tranh thành KNVT -> Chế độ Nga Hoàng bị lật đổ. HS: Quan sát H53, em có nhận xét gì ? ? Cách mạng tháng 2 có nhiệm vụ gì? - Nhiệm vụ của cuộc cách mạng này là đánh đổ chế độ phong kiến quân chủ (do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu),thực hiện cải cách dân chủ, đem lại quyền tự do dân chủ cho nhân dân ? Động lực của cách mạng tháng hai ở Nga là gì? -Động lực chính của cách mạng là liên minh công nông GV:Cho HS thảo luận nhóm (4’) ?Vì sao CM dân chủ tư sản tháng 2/ 1917 là cuộc CM dân chủ tư sản kiểu mới ? Các nhóm thảo luận,báo cáo kết quả Các nhóm nhận xét Vì giai cấp công nhân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích đóng vai trò là động lực chủ yếu quyết định thắng lợi của cách mạng, hướng tới mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đem lại quyền lợi cho nông dân. ........................................................................ ..................................................................... I. Hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917 1.Tình hình nước Nga trước cách mạng. - Đầu TK XX nước Nga vẫn là 1 ĐQ quân chủ chuyên ché . - Xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn: Đòi hỏi phải được giải quyêt bằng một cuộc cách mạng. 2. Cách mạng tháng Hai năm 1917 * Nguyên nhân 2. Cách mạng tháng Hai năm 1917 * Diễn biến :SGK/77 - Lực lượng CM: g/c Công nhân - Lãnh đạo CM: đảng Bôn-sê-vích - Hình thức đấu tranh: từ bãi công biểu tình chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. * Kết quả. -Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ - Hai chính quyền song song tồn tại. +Chính phủ Xô Viết +Chính phủ TS lâm thời 4. Củng cố: (2’) -Tại sao 1917 nước Nga lại có 2 cuộc cách mạng? - Kết quả cách mạng tháng 10 năm 1917? 5. Hướng dẫn về nhà: (3’) -Học bài cũ theo nội dung câu hỏi cuối bài + Lập niên biểu những sự kiện chính của cách mạng tháng hai năm 1917 + Làm bài tập trong vở bài tập - Chuẩn bị tiếp các mục 3 Cách mạng tháng Mười năm 1917 + Trình bày diễn biến của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 + Cuộc cách mạng tháng Mười Nga có ý nghia lịch sử như thế nào? - Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK V. Rút kinh nghiệm

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.