Danh mục
Ngữ văn 8 Tuần 18.
Thích 0 bình luận
Tác giả: Trịnh Thị Thanh Tâm
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/31/20 3:59 PM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 29/11/2020 Ngày giảng: Tiết 68 - 69 Ôn TẬP TỔNG HỢP A. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Giúp hs - Nắm được kiến thức có hệ thống trong 3 phân môn: Văn, TV, TLV; đồng thời thấy được mối liên hệ kiến thức ở các phân môn. - Nhận biết cấu trúc đề theo 3 cấp độ tư duy: nhận biết, thông hiểu, vận dụng; Biết cách giải quyết các dạng đề bài cụ thể. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng bài học: + Kỹ năng tích hợp kiến thức giữa 3 phân môn. + Kỹ năng nhận biết các cấp độ tư duy. + Kỹ năng giải quyết các dạng đề bài. - Kĩ năng sống: + Kĩ năng tự nhận thức. + Kĩ năng tư duy sáng tạo. + Kĩ năng thể hiện sự tự tin. + Kĩ năng lắng nghe tích cực. + Kĩ năng hợp tác. + Kĩ năng giao tiếp. 3. Thái độ: GD HS thái độ học tập nghiêm túc, tích cực 4. Định hướng phát triển năng lực : - Tự học, giải quyết vẫn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tư duy, đàm thoại, trình bày, phản biện. B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, sgk, sgv. HS: Ôn tập nội dung ngữ văn đã học trong học kỳ I C. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, pt, quy nạp. D.Tiến trình dạy học – giáo dục: 1. Ôn định tổ chức: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: KT trong tiết học 3. Bài mới: Gt bài: ( 2’) Gv nêu mục tiêu cụ thể của tiết học. Tiết 1. Hoạt động 1: -Mục tiêu: Hs hệ thống hóa toàn bộ kiến thức 3 phân môn TV, VB, TLV - HTTC: Giao n/vụ học tập - PP, KT: Nêu và giải quyết vấn đề, quy nạp; Kt động não, giao nhiệm vụ; thảo luận, chia nhóm. - Thời gian: 30 phút G: Yêu cầu học sinh thảo luận. 1.Trong phần đọc- hiểu văn bản ở học kỳ I, các em đã được tìm hiểu những tác phẩm thuộc thể loại nào? 2. Với các tác phẩm văn học đó yêu cầu các em cần nắm những nội dung gì. H: Thảo luận và trình bày: - Tác phẩm tự sự - Văn bản nhật dụng. - Tác phẩm trữ tình. G: Chốt kiến thức. ? Đối với phân môn Tiếng Việt các đơn vị kiến thức các em cần nắm là gì H: Trình bày các kiến thức tiếng việt đã được ôn tập. ? Với các kiến thức đã học ở phần Tiếng Việt, các em tích hợp như thế nào đối 2 phân môn TLV, đọc- hiểu văn bản vào trong thực tế. H: TL. ? Đối với phân môn TLV, các em đã được tìm hiểu các kiểu văn bản nào? Các kiến thức cơ bản cần nắm đối các kiểu văn bản đó là gì. H: Trình bày. G: Chốt kiến thức. Hoạt động 2 : - Mục tiêu: Hs định lượng được cấp độ kiến thức của đề bài và cách giải quyết yêu cầu đề - HTTC: Giao n/vụ học tập - PP,KT: Nêu và giải quyết vấn đề, quy nạp - Thời gian: 15 phút G: Hd học sinh tìm hiểu cấu trúc đề kiểm tra hình thức tự luận bao gồm 3 cấp độ tư duy: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng(Khoảng 3 câu). H: Nghe. G: Hướng dẫn học sinh chi tiết tỉ mỉ về từng cấp độ: - Câu 1,2: Cấp độ nhận biết, thông hiểu về nội dung sơ giản, sơ lược nhất như : nắm về tên tg, tp; nhận biết về từ vựng, ngữ pháp và dấu cấu..;số điểm từ 3-4 điểm. - Câu 3: Tích hợp kiến thức cả 3 phân môn để có bài viết tổng hợp (Tự sự hoặc thuyết minh); số điểm từ 6-7 điểm. Tiết 2. Hoạt động 3 PP: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận, quy nạp (35’) G: Đối phần nhận biết và thông hiểu thông thường là kiểm tra kiến thức : - Về văn bản : Hỏi về tác giả, tác phẩm hoặc là nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Về Tiếng Việt : Hỏi về các k/n, tác dụng hoặc yêu cầu nhận biết về từ vựng, ngữ pháp thông qua đoạn văn, câu văn cụ thể. ? Em hãy cho biết cách giải quyết đối với dạng câu hỏi đó. H: Trình bày. G: Hướng dẫn cách giải quyết. G: nêu vấn đề: Đối cấp độ này thường là tích hợp kiến thức cả 3 phân môn để viết bài văn tổng hợp về 1 trong 2 kiểu văn đã học ở kỳ I đó là tự sự hoặc thuyết minh . ? Theo em với cấp độ tư duy này, khi viết bài phải có yêu cầu nào. H: Trình bày. G: Hd cách giải quyết đối với câu hỏi này. G: Hd hs giải quyết một đề bài cụ thể. H: Chép đề bài và thực hành giải quyết. G: Chốt yêu cầu cụ thể đối với đề bài. Câu 1: a. Văn bản: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu); tác giả : Nguyên Hồng. b. Các từ thuộc trường từ vựng: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rấp tâm. -> Trường từ vựng tình cảm của con người. Câu 2: Thuyết minh các tác hại của bao bì ni lông( đủ 4 tác hại lớn như sgk được điểm tối đa). Câu 3: ( 5 điểm) Học sinh cần nắm vững kiểu bài thuyết minh. - Nội dung bài viết thể hiện đúng yêu cầu: cung cấp tri thức về cây phượng thông qua các pp thuyết minh ( nêu ĐN, ví dụ, số liệu, phân tích, phân loại, giải thích...) - Hs làm đề. I.Những nội dung kiến thức cơ bản. 1. Về phần đọc- hiểu văn bản: - Năm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp các tác phẩm tự sự: nội dung cốt truyện, nhận vật, các chi tiết tiêu biểu, ngôn ngữ kể chuyện; vẻ đẹp các hình tượng, các nhậ vật điển hình. - Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình: nội dung trữ tình, cách thức trữ tình, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các Tp. - Nắm được nội dung và ý ngĩa các văn bản nhật dụng. 2. Tiếng Việt: a. Lý thuyết: - Về từ ngữ: Cấp độ nghĩa khát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng; từ tượng hình, từ tượng thanh; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ, thán từ, tình thái từ. - Các biện pháp tu từ từ vựng: đặc điểm và tác dụng của các biện pháp nói giảm, nói tránh và nói quá. - Câu ghép. - Hệ thống dấu câu: đặc điểm và công dụng. b. Thực hành : Biết cách vận dụng các kiến thức trên vào thực tế ( viết bài tập làm văn và đọc- hiểu các văn bản ; nói viết trong giao tiếp hằng ngày. 3. Tập làm văn: - Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm; biết cách làm một bài văn, đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - năm được đặc điểm, yêu cầu và phương pháp làm một bài văn TM; biết cách làm một bài văn thuýet minh. II. Hướng dẫn nhận biết cấu trúc đề: Theo 3 cấp độ tư duy: 1. Nhận biết. 2. Thông hiểu. 3. Vận dung. III. Cách giải quyết đề bài: 1. Cấp độ nhận biết và thông hiểu. - Văn bản: Nêu hoặc trình bày tên tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Tiếng việt: Nắm hoặc hiểu được khái niệm, tác dụng của từ vựng, ngữ pháp TV... 2. Cấp độ vận dụng - Bài văn phải có bố cục 3 phần : + Mở bài. + Thân bài. + Kết bài. - Phải đúng đặc trưng về thể loại: Tự sự hoặc thuyết minh. 3. Đề bài cụ thể: Câu 1: ( 2 điểm)Đọc đoạn văn sau : “ Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đó bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến” . a.Cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Em hãy chỉ ra các trường vựng trong đoạn văn và cho biết chúng thuộc trường từ vựng nào? Câu 2: ( 2điểm) Qua bài học “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” . Em hãy viết một đoạn văn trình bày tác hại của bao bì ni lông. Câu 3: ( 5 điểm) Thuyết minh về cây phượng. 4. Củng cố: ( 7’) GV hệ thống lại toàn bài. 5. Dặn dò: ( 3’) - Ôn tập các kiến thức cơ bản của 3 phân môn văn, tiếng việt, Tập làm văn. - Nắm chắc cách giải quyết đề bài. Kiểm tra học kì I - Giờ sau học văn bản : Hai chữ nước nhà E. RKN: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... _____________________________________________________ Tiết 70,71 KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 Ngày kiểm tra: /12/2020 NĂM HỌC 2020 – 2021 Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề) I/Phần I. Đọc-hiểu (3,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt. “Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”, Giôn –xi nói, “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thế cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và –khoan- đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”. (Ngữ văn 8,tập 1) Câu 1 (0,5 điểm). Phần trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,25 điểm). Dấu ngoặc kép trong phần trích trên dùng để làm gì? Câu 3 (0,5 điểm). Khái quát nội dung phần trích trên bằng một câu văn? Câu 4( 0,5 điểm).Câu in đậm trên có phải câu ghép không ?Vì sao” Câu 5 (0,25 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong phần trích trên? Câu 6 (1 điểm). Giôn-xi nói: “muốn chết là một tội”. Em có đồng ý với ý kiến trên của Giôn-xi không? Qua đây, em rút ra được bài học gì cho bản thân? II. Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn từ 10-12 câu triển khai luận điểm sau: “ Hút thuốc lá có hại ”, trong đó có một câu ghép gạch chân câu ghép đó, Câu 3 (5,0 điểm). Hãy nhập vai là một hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh cho các bạn học sinh lớp 8 - Trường THCS Hoàng Quế , về Bảo tàng Quảng Ninh. ...........................Hết......................... - Học sinh không sử dụng tài liệu.Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm - PHÒNG GD & ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS HOÀNG QUẾ ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: Ngữ văn – Lớp: 8 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 -Trích tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” -Tác giả: O-hen-ri 0,25 0,25 2 -Dấu ngoặc kép trong đoạn văn để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. 0,25 3 - Chứng kiến chiếc lá vẫn còn sau đêm mưa gió, Giôn-xi đã nhận ra lỗi lầm của bản thân và cô bắt đầu thấy yêu cuộc sống. 0,5 4 -Không phải là câu ghép vì câu đó không có cấu tạo là hai cụm c-v trở lên không bao chứa nhau. 0,5 5 -Ptbđc: tự sự 0,25 6 - Đồng ý với ý kiến của Giôn- xi : “muốn chết là một tội” vì: + Sự sống là quý giá vậy mà Giôn-xi đã không biết trân trọng nó. +Phụ công lao của cha mẹ, người thân +Thể hiện tiêu cực, ích kỉ… - Bài học: + Phải biết quý trọng sự sống của bản thân + Không được đầu hàng số phận +Dù gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống nhưng không được tìm đến cái chết để giải thoát. …. *Giáo viên cần chấm linh hoạt phần này. Khuyến khích những học sinh mạnh dạn bày tỏ quan điểm bản thân. 0,5 đ 0,5 II 1 -Hình thức: một đoạn văn nghị luận với số câu từ 10 đến 12 câu, có đánh số câu và gạch chân câu ghép. - Nội dung: *Mở đoạn: dẫn-> nêu câu chủ đề: “tôi sẽ nói không với thuốc lá” *Thân đoạn: -Trong điếu thuốc chứa nhiều chất độc hại -Phân tích những tác hại của thuốc lá: sức khỏe, tính mạng con người, suy thoái giống nòi, gây ra các tệ nạn xã hội, kinh tế. *Kết đoạn: khẳng định lại tác hại của thuốc lá và thái độ bản thân: cương quyết nói không với thuốc lá. * Tiếng Việt: có gạch chân đúng câu ghép 0,25 0,25 0,75 0,25 0,5 2 1. Về hình thức: - HS biết làm một bài văn thuyết minh - Biết lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp. - Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát. b. Về nội dung: 1. Mở bài: - Hướng dẫn viên có lời chào và giới thiệu khái quát về bản thân - Giới thiệu về địa điểm tham quan: Bảo tàng Quảng Ninh 0,25 0,25 2. Thân bài: a. Giới thiệu lịch sử của bảo tàng: địa điểm, kiến trúc sư thiết kế, thời gian xây dựng, khánh thành, diện tích, vốn đầu tư. b.Thuyết minh đặc điểm cụ thể: - Hình dáng, màu sắc -Cấu trúc mầy phần ? Đặc điểm cụ thể từng phần? c. Ý nghĩa của bảo tàng: - Ý nghĩa kinh tế, văn hóa ,xã hội. 3.Kết bài - Khẳng định lại công trình kiến trúc -Lời chúc, lời chào 1,0 0,5 2,0 0,5 0,5 * L¬ưu ý chung: - Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án- biểu điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. .

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.